[Series Tâm Lý và Bệnh Chứng] Kỳ 4: Bệnh sợ xã hội (Social Phobia)

Ảnh

Dịch: Hải Đường Tĩnh Nguyệt

Nguồn tư liệu : DSM -IV 

Bạn Yan Wei vào nhận hàng nào~~~~

.

.

Tôi vẫn còn nhớ trong bài thi cuối kỳ môn tâm lý học của mình có câu:

Andrianna rất sợ phải tiếp xúc với đám đông, nỗi sợ ấy càng ngày càng lớn dần đến mức cô không dám đến lớp vì sợ cô phải nói chuyện, hoặc là phải tham gia vào những hoạt động nào đó với nhiều người. Từ những mô tả trên, Andrianna có thể bị mắc bệnh gì?
a) bệnh tâm thần phân liệt
b) bệnh hai cực
c) bệnh OCD
d) bệnh sợ xã hội (Social phobia)

Chắc chẳng khó để một người có những kiếln thức cơ bản không chuyên về tâm lý học đoán ra Andrianna bị mắc chứng sợ xã hội. Nói một cách cực kỳ tóm gọn về bệnh này thì  điểm nổi bật nhất của nó chính là bệnh nhân  có những hành động quá cực đoan để tránh không tiếp xúc với bất kỳ ai ( trong trường hợp của Andrianna, cô thậm chí còn nghỉ học, ở nhà để tránh phải tiếp xúc với bất kỳ ai )

Những đặc điểm nổi bật của chứng sợ xã hội bao gồm nỗi sợ hãi dai dẳng về xã hội và các mối giao tiếp thường ngày , hoặc nỗi sợ hãi về những tình huống mà mình sẽ bị mất mặt hay xấu hổ xảy ra. Người bị mắc bệnh này khi bị bắt phải giao tiếp, tham gia các hoạt động đòi hỏi sự tương tác giữa những thành viên thì ngay lập tức sẽ bị kích động dẫn đến sự hoảng loạn, và cơ thể  sẽ có những phản ứng tương tự như bệnh  đột quỵ ở người cao tuổi với hơi thở ngắn, tim đập nhanh, người bệnh cảm thấy không thở được . Mặc dù thanh thiếu niên và người lớn có thể nhận thấy sự sợ hãi của họ là quá mức hoặc vô lý, nhưng trẻ em thì không như vậy. Thông thường, trẻ em hay tránh  những hoạt động mang tính chất xã hội hay bắt buộc mình phải tham gia nó với nỗi kinh sợ. Để được coi là mắc chứng sợ xã hội, thì người bệnh phải có những biểu hiện như tránh né, sợ hãi, lo lắng không nguôi trước những tình huống mình phải hòa với đám đông, hoặc để cho việc giao tiếp thông thường với những người xung quanh làm cản trở  hoạt động thường ngày. Nếu bệnh nhân dưới 18 tuổi thì những biểu hiện trên phải liên lục trong vòng 6 tháng mới được chuẩn đoán mắc chứng Sợ xã hội. Nỗi sợ hãi hay sự lảng tránh không phải là kết quả từ việc dùng thuốc tác động lên tâm lý hay những điều kiện về sức khỏe. Và đương nhiên, không nên lầm lẫn chứng Sợ xã hội này với những căn bệnh tâm lý tương tự khác .

Nói về nỗi sợ hoặc những tình huống giao tiếp, mỗi cá nhân với chứng bệnh này thường quan tâm thái quá về mặt mũi và các tình huống có thể làm cho họ xấu hổ, lung túng hay ngượng nghịu, đồng thời luôn lo lắng cái nhìn của người khác với mình, sợ họ sẽ cho rằng mình ngu ngốc, điên khùng, hay yếu đuối. Họ cũng có thể cảm thấy sợ khi phải đứng phát biểu trước công chúng vì lo lắng người khác sẽ chú ý đến giọng nói run rẩy hay bàn tay đang mướt mồ hôi của mình. Người mắc chứng sợ xã hội trải nghiệm nỗi lo âu, kinh hoàng tột điểm lúc nói chuyện với người khác vì sợ rằng mình sẽ bị cà lăm, không thể giao tiếp đàng hoàng được. Nói một cách tóm gọn, họ sợ hãi những tình huống có thể làm cho người khác nghĩ xấu, cười cợt về họ. Đã là người, không ít thì nhiều đều để tâm đến cái nhìn thế tục, ánh mắt người đời, họ luôn có cách đối phó cho riêng mình, nhưng những bệnh nhân bị mắc chứng xã hội lại phòng bị trước những tình huống đó với một thái độ quá mức tiêu cực.

Bệnh nhân với chứng này thường tránh không ăn, uống, hoặc viết ở nơi công cộng, vì nỗi sợ những người qua lại sẽ nhìn thấy bàn tay đang run không ngừng của mình. Hầu hết, họ đều có những triệu chứng liên quan đến hoảng loạn như cơ bắp căng cứng, đổ mồ hôi, bao tử khó chịu, tiêu chảy, đỏ mặt, bối rối. Trong đó, đỏ mặt là một đặc điểm chính của chứng sợ xã hội

Nếu bạn đang băn khoăn rằng có những lúc bạn đến lớp mà quên không kịp chuẩn bị bài. Trong khi cô giáo đang dò danh sách để coi bạn nào chuẩn bị lên đoạn đầu đài ngày hôm nay thì ở dưới này, bạn cảm thấy tim mình sắp nhảy ra khỏi lồng ngực. Bàn tay không ngừng tướt mồ hôi, hơi thở gấp gáp chân thì run lẩy bẩy, và khi đọc đến đây, bạn đang tự hỏi rằng mình có bị mắc chứng sợ xã hội hay không thì tôi xin thưa rằng không. Những phản ứng cơ thể của bạn hoàn toàn có thể tránh khỏi bằng việc chuẩn bị bài kỹ hơn. Hơn nữa, nỗi sợ của bạn là có lý do (quên học bài nên sợ bị cô gọi lên) còn những người mắc chứng sợ xã hội không cần bất cứ lý do gì để sợ cả. Chỉ là, họ quá chú tâm vào cái cách mà người khác đánh giá về mình thôi, họ không muốn là trung tâm của mọi ánh nhìn, nếu được, họ muốn thu gọn mình về một góc, càng ít người chú ý thì càng tốt .

Không phải bất kỳ nỗi sợ nào khi phải giao tiếp với người khác đều được coi là chứng Sợ xã hội, mà nỗi sợ này phải can thiệp và ảnh hưởng đặc biệt nghiêm trọng đến đời sống thường ngày của người bệnh trong công ăn việc làm, học hành, giáo dục, như Adrianna . Hoặc bệnh nhân phải có những lúc cực kỳ lo lắng về cảm xúc, sự lảng tránh bất bình thường này của mình. Nói cách khác, bệnh nhân phải biết được rằng, những hành vi trốn tránh, cảm giác sợ hãi, lo lắng tột độ, không dám làm gì và cố gắng thu mình về một góc  này là vượt xa mức bình thường. Ví dụ như một người sợ phải phát biểu trước công chúng sẽ không được coi là mắc chứng Sợ xã hội nếu như nỗi sợ này của anh ta không ảnh hưởng gì đến hoạt động thường ngày và công việc, lớp học. Hơn nữa, anh cũng không quá lo về tình huống này của mình. Sợ mình sẽ bị mất mặt là chuyện bình thường ngày trong xã hội  nhưng mức độ của nó thường không đến nỗi để bị liệt vào chứng Sợ xã hội. Những chứng sợ xã hội, hoặc ngại đám đông thì đặc biệt bình thường đối với trẻ em hoặc thanh thiếu niên (ví dụ như thiếu nữ mới trưởng thành thì ngại phải ăn uống trước mặt một đám con trai nhưng chỉ trong một khoảng thời gian ngắn thì cô bé lại không cảm thấy sợ nữa). Thế nên với những người dưới 18 tuổi thì những biểu hiện phải liên tục trong vòng 6 tháng liền mới đươc coi là mắc chứng Sợ xã hội thật.

Đặc biệt hơn, những triệu chứng bệnh còn được dùng làm nguồn chuẩn đoán những nỗi sợ có liên quan nhiều đến tình huống xã hội (như bắt đầu, hoặc duy trì cuộc nói chuyện, tham gia vào nhóm, hẹn hò, nói chuyện với lãnh đạo, tham dự các buổi tiệc) Cá nhân người bệnh mắc chứng Sợ xã hội thì thường đồng thời sợ hoạt động trước công chúng và các tình huống giao tiếp với người xung quanh, và cũng vì bệnh nhân thường không phản ứng hết những triệu chứng, hành động mà tôi nêu trên trong một tình huống riêng rẽ, cho nên sẽ rất hữu dụng nếu bác sĩ phụ trách rà lại danh sách hoạt động xã hội mà bệnh nhân đã tham gia.

Theo khảo sát từ các phòng khám thì tỷ lệ người mắc bệnh thường khác nhau tùy theo nền văn hóa. Trong một vài nền văn hóa như Nhật và Hàn, người dân ở đó thường sợ làm mất lòng người khác một cách quá mức và đó cũng là một triệu chứng bệnh thay vì sợ xấu hổ. Những nỗi sợ này thường biểu hiện qua những hành vi lo lắng quá độ như đỏ mặt, nhìn thẳng vào mắt, hoặc mùi hôi của một người cũng có thể là nguyên nhân làm mất lòng người khác ( như ở Nhật)

Chứng bệnh này có nhiều khả năng di truyền cho đời thứ nhất, có thể tự động biến mất rồi quay lại hoặc có thể không . Ví dụ như nếu người bệnh có triệu chứng sợ hẹn hò, kết hôn thì người này sẽ dần làm quen với cuộc sống mới và khắc chế nỗi sợ của mình, tuy nhiên bệnh tình có thể quay lại sau khi người bạn đời của họ chết đi. Hay một công việc mới đòi hỏi người bệnh phải nói trước công chúng có thể tạm thời làm giảm chứng Sợ xã hội ở một người chưa bao giờ phải xuất hiện trước đám đông.

Qua những biện pháp chữa trị tâm lý mà tôi học được thì theo ý kiến cá nhân mình, bệnh Sợ xã hội có thể chữa trị bằng phương thức hành vì (Behavioral therapy), tập trung vào hành vi của bệnh nhân. Ban đầu bệnh nhân bị bắt phải tham gia vào những tình huống mà ngày thường họ sẽ tránh, và với những tình huống lặp đi lặp lại như vậy, họ sẽ dần bớt lo âu đi và học cách khắc phục nỗi sợ của mình. Một trong những liệu pháp được dùng rộng rãi nhất của phương thức hành vi này là gây cảm xúc có hệ thống (systematic sensitization), với quá trình được thực hiện theo từng bước một, bệnh nhân sẽ học được cách giảm dần nỗi sợ hãi của mình. Mục đích của liệu pháp này là tìm cách kết hợp nỗi sợ và thư giãn tinh thần lại với nhau.

Còn một biện pháp khác chính là dùng phương thức hành vi – nhận thức. Đây là biện pháp tổng hợp từ phương thức hành vi và phương thức nhận thức, tập trung vào xây dựng cách suy nghĩ của bệnh nhân, thay đổi nó để thay đổi hành vi.

À thì tôi nghĩ cũng đã đến lúc tôi kết bài rồi. Vốn tưởng là bài dễ viết nhất, nhưng hóa ra lại là bài khó nhất vì những triệu chứng kia rất thường gặp, nhưng để được coi là mắc bệnh, lại cần thêm những điểm nhỏ nhặt khác mà nếu không để ý thì sẽ dễ bị lẫn lộn. Và cũng vì nó “thường”  và “rõ” quá nên tôi cũng chẳng thể tìm được thêm ví dụ nào minh họa, chỉ đành dùng một câu hỏi trong bài kiểm tra của mình để mào đầu mà thôi. Ngay cả quyển Case Book còn không có một case nào nói về bệnh này nữa.  Chậc, nếu nó không hay như mọi người mong chờ thì xin thứ lỗi cho tôi nhé. Sẽ hứa cố gắng trong bài viết kỳ sau ;___;

20 thoughts on “[Series Tâm Lý và Bệnh Chứng] Kỳ 4: Bệnh sợ xã hội (Social Phobia)

  1. Trước tiên cảm ơn chị về bài viết. Em cũng cảm thấy ‘Sợ xã hội’ là bài khó viết nhất thì phải, rất khó nhận biết và rất dễ nhầm lẫn mình có mắc bệnh này hay không vì thường có nhiều người khá nhút nhát, ngại tham gia hoạt động xã hội, hay xấu hổ, v.v Em cũng là người khá nhát, sợ người ta chú ý mình nhiều, ngại tham gia hoạt động tập thể nhưng không phải sợ xã hội, may quá ^^

  2. Đúng là các triệu chứng chung chung thật. Nhưng bài viết này vượt quá mong đợi của mình ấy chứ. Nhờ vậy mà mình biết là mình không mắc chứng bệnh này. Mình đã hiểu thêm nhiều về nó rồi. Cám ơn bạn rất nhiều nhé. Yêu bạn :X

  3. Nàng không theo ngành tâm lý cũng uổng quá í :(~ Nhưng mà học nhiều thì sợ là tâm thần thiệt =))))~ Hâm mộ nàng quá ;___; Mong chờ được xem tiếp các kỳ sau của nàng :”>

    Đọc xong nhức óc quá ;___;

    • Nàng muốn ta khùng luôn hả?
      Viết ra nhìn hay thế thôi chứ nó đều từ cuốn từ điển bệnh chứng tâm lý học dịch ra không đấy. Chỉ chỉnh sửa câu từ nghe cho nó mượt hơn mà thôi, cộng thêm ví dụ á mà :”>

      Ta mà theo cái này chắc cả ngày sẽ ngẩn ngẩn ngơ ngơ cầm theo quyển sách, “Anh đó vậy vậy vậy, thì mắc chứng này này này…” Chết thiệt đó nàng :))

      ừ, nhức óc lắm =”=

      • Học cái này phải có niềm đam mê sâu sắc, đầu óc minh mẫn sáng suốt thì mới học được, chứ không là dễ tâm thần như chơi :))

        Ta thấy nàng dịch mượt lắm í, lại dễ hiểu nữa :”3 Tiếp tục phát huy nha nàng~~ ta ủng hộ hai tay hai chưn *giơ tứ chi lên* =))

  4. ban oi chu yeu la hanh vi nhan thuc va cach chua tri nhu the nao thi moi la quan trong con may cai khac trang wep nao cung co’ minh chua tim duoc cach chua tri hieu qua nen dang tham khao tai lieu nuoc ngoai bac si Viet Nam con mo ho ve benh nay lam, minh di kham benh ho toan cho oung thuoc het’ rat la nhieu tien do ban.
    minh la mot nguoi mac benh nen minh co the hieu duoc day la mot benh rat khung khiep,minh khong hy vong cac ban hieu duoc minh mong co ngay het benh va can su giup do cua moi nguoi di truoc co kinh nghiem chu doi’ voi minh no kho’ khan qua’.

    • Trước hết là cho mình ôm bạn một cái nào. ^^!
      Mình nghĩ có lẽ bạn hiểu sai về mục đích của những bài viết này. Mình chỉ là dân ngoại đạo, mình viết những bài này chỉ mong là đem lại một cái nhìn cụ thể hơn về từng bệnh tâm lý. Đó là lý do mình bỏ công dịch từng bài và tìm tư liệu. Đồng ý với bạn là những thông tin mà mình cung cấp Trang web nào cũng có nhưng nó nằm rải rác, mỗi Trang một ý. Và đồng thời mình cũng cam đoan với bạn về độ chính xác cũng như đầy đủ của từng bài mình viết hơn hẳn các Trang khác.

      Mình không học ngành tâm lý nên mình không đi sâu vào chữa trị, vì những gì mình biết chỉ thông qua sách vở và tư liệu trên mạng, như bài viết mình chỉ có ý tham khảo chứ không phải dùng vào mục đích chữa bệnh.

      Tâm lý là một ngành học rất khó, còn học để chữa những bệnh tâm lý thì càng khó hơn nữa. Ở bên Mỹ, bệnh nhân sẽ theo dõi bởi chuyên viên tâm lý riêng biệt. Họ có bổn phận theo dõi hành vi của bệnh nhân và giúp đỡ họ với những liệu pháp và thuốc. Còn ở bên vn thì mình không biết. Nhưng mình chắc chắn một điều là vn mình đang lạm dụng thuốc trong việc điều trị bệnh nhân với những triệu chứng tâm lý.

      Nhận thức- hành vi, ở đây có nghĩa là bạn phải thay đổi nhận thức trước, thông qua đó diều chỉnh hành vi của mình. Cái này bạn phải tự làm, nếu ở Mỹ thì sẽ có chuyên viên hướng dẫn bạn làm từng bước, nhưng bạn ở vn thì cái này đành phải tự thân bạn mà thôi. Bạn đầu tiên phải khắc phục nỗi sợ hãi của mình. Đó là phụ thuộc vào bạn, bạn phải tự mình vượt qua hàng rào tâm lý, không ai có thể giúp đỡ bạn được. Bắt đầu bằng những tình huống nhỏ nhất như là đầu tiên, bạn đứng trước gương, ngẩng cao đầu, mỉm cười và nói “ko sao cả, ngày hôm nay là do mình làm chủ, mọi chuyện sẽ ổn thôi. Mình sẽ làm tốt.” mỗi ngày đều làm như thế. Nó giúp bạn phần nào cảm giác an toàn hơn. Đó chính là phần nhận thức. Sau đó, bạn bước ra khỏi nhà, đi mua một chút gì đó cho bữa sáng, bạn đi một mình, và đừng quên mỉm cười nói cảm ơn với họ. Đó chính là phần hành vi. Bạn có thể mang bữa sáng về nhà, thưởng thức nó, đừng quên nói với bản thân mình “mình đã làm rất tốt, mình cứ tiếp tục như thế thì mọi chuyện sẽ ổn thôi. Không sao cả!” là bạn đã thành công. Một tuần sau, bạn có thể dùng bữa ở tiệm. Trấn an chính mình là, “mình đang làm rất tốt. Chẳng có gì cả. Sẽ không ai để ý mình đâu.” điều quan trọng nhất ở đây chính là phần nhận thức. Nếu bạn tin rằng mình có
      thể làm được những việc nhỏ ấy thì bạn sẽ làm được. Nhận thức tác động lên chính hành vi
      của bạn. Thế nên, bạn thấy đấy, liệu pháp này rất đơn giản nhưng khó có ai có thể làm. Nhưng như mình nói đó, nếu bạn quyết tâm, thì bạn sẽ làm được.

      Những bước trên chỉ là những bước cơ bản nhất thôi. Nếu bạn làm xong mà thấy hiệu quả thì mình có thể liệt kê thêm những bước khác nữa. Nhưng xin bạn nhớ cho rằng, mình chỉ là dân ngoại đạo, và những gì mình viết đây chỉ mang tính tham khảo thôi nhé.

      • Như đồng ý hoàn toàn 2 tay 2 chân với Nguyệt luôn. Mặt dù Như không hề biết về liệu pháp này, nhưng tự trong nhận thức và ý chí lẫn lý trí dạy mình phải làm như vậy, tự đối diện với nỗi sợ hãi, khắc phục nó, điều chỉnh suy nghĩ lẫn hành vi, không ngừng cố gắn vươn lên thoát ra nỗi sợ hãi đó, cũng như những suy nghĩ không có thực vẫn luôn vây lấy mình (mình bị bệnh khác, không phải bệnh sợ xã hội) cũng phải kết hợp với uống thuốc nữa. Bây giờ mình đã ổn hơn nhiều, bác sĩ bảo là hết bệnh rồi nhưng vẫn phải uống thuốc ngừa tái lại… Thiệt sự là thời gian đó, mình đấu tranh vật vã với bệnh mà vẫn phải đảm bảo được việc học. Năm đó là 12, nhà mình ai cũng sợ không biết mình có đậu nổi tốt nghiệp không nữa, huống hồ là đại học. Nhưng cuối cùng, trời không phụ lòng người, mình đậu cả 2 ^^

  5. xjn chao tat ca moj ng.day la lan dau tjen toj doc dc chj tjet noj dung ma trong do vjet ve 1benh ma dung nhu toj dang vuong paj.du la cua aj dang len thj toj cung cam on rat nhjeu.vj no da gjup cho toj bjet mjh dag o the loaj benh nao,doc xog thay tam ly mjh vung vang hon nhjeu,cu nhu la da chua dc 50%cua benh roj day ,rat haY

  6. nam nay mjnh 30t roj.nhung noj dung dc dang tren nay,vjet ve benh”am anh so xa hoi”thj mjnh moj thay no dung y het nhu tjnh trang cua mjh bay gjo.cung vj trjeu chung nay no ton taj trong con ng mjh tu khj bjet ngj den gjo,that dau kho.da tu rat lau roj mjh tjm taj ljeu tham khao de thay doj mjh,nhug den gjo moj tjm dc,that la quy.xjn cam on su dong gop kjp thoj noj dung nay,cung chjnh su anh huong cua thoj wen nay ma den gjo mjnh van chua lap gja djnh.that kho tam moj ng ah.mjnh dang rat co don va buon lam,neu aj ma ko may o cumg canh ngo voj mjh thj hay cho mjh co hoj de hoc hoj va sua chua nhe.so dt cua mjh0979933981.cam on moj ng da chja se voj mjh.

    • wow~, mặc dù ko biết bạn với cái bạn bên trên có phải cùng là một người hay ko, nhưng mình cũng cảm ơn và thấy rất hạnh phúc nếu như bài viết này có thể giúp được ban.

  7. cảm ơn bạn Tĩnh Nguyệt. Mình có người bạn cũng mắc bệnh này những chỉ bộc lộ khi phải phát biểu trước đám đông. nếu bạn có tài liệu liên quan về cách chữa bệnh thì gửi giúp mình qua email được không?
    cảm ơn bạn rất nhiều

  8. Pingback: [Series Tâm Lý và Bệnh Chứng] Kỳ 4: Bệnh sợ xã hội (Social Phobia) | Tiểu Yết Yết

  9. Pingback: Bệnh "sợ xã hội" - Tâm Lý Học Tội Phạm

  10. Pingback: [yoonmin] Phần 1: Ám Ảnh Sợ Xã Hội – Hoa Dạng Niên Hoa

  11. mình có đầy đủ triệu chứng của bệnh này luôn. Lúc nào cũng sợ bị chỉ trích thật sự là rất sợ nên toàn tránh né những tình huống mà mình có thể bị xấu hổ, ngượng ngùng. Nói chuyện với người lạ hay người bán hàng thì một lúc sau lại tua lại đoạn mình nói trong đầu rồi tự trách tại sao mình lại ấp úng đủ mọi thứ. Rất mệt mỏi. Bạn có biết mình có thể đi khám ở đâu không? Cám ơn bạn nhiều!

  12. Mình bị sợ phải làm gì đó trước đám đông, sợ bị chú ý néu có thể mình chỉ mún thu lại 1 góc nhỏ và k ai thấy mình, hay xấu hỗ, quan tâm thái quá về mặt mũi và cái nhìn của người khác.. bài viết có nói những bé gái dậy thì mới ngại với đám con trai đúng vậy mình cũng đã như vậy nhưng đến nay 22 tuổi rồi mình vẫn ngượng ngùng khi đi ăn uống và nc với c.trai, nc thì ắp bắp k bit có nói gì ngu ngốc hay k.. vv.
    Xin hỏi những triệu chứng của tôi như trên có bị gọi là bị bệnh không?

Leave a reply to Tĩnh Nguyệt Cancel reply