Tâm Lý Bất Thường và Tâm Lý Tội Phạm

Những bài  trong đây đều được dịch, và viết lại, lọc ý, ví dụ từ tôi. Nên xin vui lòng tôn trọng quyền sở hữu, cũng như bản quyền tác giả. Lấy đi xin nói một tiếng và để lại credit. Cảm ơn!
Mình đã chỉnh sửa lại mục lục, phân loại ra từng mục để các bạn có thể tìm bài theo mục.
Tâm Lý Bất Thường – Các Dạng Rối Loạn Tâm Lý

Tâm Lý Xã Hội

Tâm Lý Học Và Tâm Lý Học Tính Cách

Sức Khỏe Tâm Lý

Tâm Lý Tội Phạm

 

 

 

 

 

 

 

142 thoughts on “Tâm Lý Bất Thường và Tâm Lý Tội Phạm

  1. em đọc 1 lèo 4 kỳ, thấy thú vị vô cùng
    ss ơi ss có định viết cái nhận thức và ám thị nói ở kỳ 2 ko vậy, nghe đến mà em thấy phấn khích 😉

    • ừ, cái đó viết cần tốn nhiều thời gian vì phải thu thập nhiều tư liệu từ các nguồn khác nhau. Ss sẽ viết, nhưng chắc phải thêm 2 kỳ nữa :”>
      Cảm ơn em đã ủng hộ^^~1

      • Bạn ơi. cho mình hỏi tại sao Dissociative Identity Disorder không được xếp vào nhóm bệnh với Personatily disorder vậy?

      • Rối loạn xác định phân ly, PTSD và ASD có cùng một triệu chứng đó là sự tách rời nhận thức, tức là tổ hợp quá trình liên kết tâm lý bình thường bao gồm trí nhớ, ý thức, tính cách (personality), hay nhận thức bị gián đoạn. Giống như PTSD là những người gặp chấn thương tâm lý quá nặng và sau đó đôi khi họ bị tách rời ra khỏi hiện thực họ đang sống, trải nghiệm cảm giác sống lại trong ký ức đáng sợ làm tổn thương tâm lý họ, rối loạn xác định phân ly cũng là sự tách rời ra khỏi hiện thực nhưng người mắc bệnh sẽ không nhớ gì và cũng không biết được là mình đã làm gì trong khoảng thời gian bị tách rời nhận thức ấy.

        DSM-5 sắp xếp các bệnh có điểm chung vào cùng một danh mục. DID, PTSD, ASD cùng có một đặc điểm là dissociation (phân ly) mà các dạng rối loạn nhân cách khác ko có.

  2. Chào bạn ,cho mình hõi, bạn có biết cuốn sách nào nói về tâm lý học ko, 😀 nếu có hãy giới thiệu cho mình vài cuốn với nhé, mình cũng thích tâm lý học lắm, mà chĩ toàn tìm hiễu sơ ko hà, nên ko hiễu sâu hơn đc, nên mong bạn giúp đỡ mình với. À nếu có thễ cho mình xin luôn cái yahoo đc ko, có gì muốn giao lưu rộng rãi với bạn chút xíu 😀 hihi

    • yahoo của mình là : cella_nguyen

      Khi add, phiền bạn gửi mình vài dòng msg để mình biết là ai chứ thường mình không add người lạ. Cảm ơn bạn ^^~

      Mình học tâm lý thuộc dạng cơ bản, nên sách gối đầu của mình là sách giáo khoa không à. Tâm lý nhìn tưởng khô khan nhưng rất rộng và rất thú vị, nó không có cái nào gọi là “chuẩn” cả mà tùy theo từng trường hợp và từng người bệnh. Phải hiểu được những định nghĩa cơ bản nhất trước khi tập trung vào một cái gì đó sâu xa hơn. Giống như là đi từ rễ lên vậy.

      Mình mất 8 tháng để hoàn tất hai khóa học tâm lý cơ bản, tạo cho mình một nền móng lý thuyết trước khi chọn đề tài mình muốn tập trung là bệnh tâm thần. Bởi vì những thứ sâu xa nhất bắt nguồn từ những điều đơn giản nhất. Nên nếu bạn có thể hiểu được những định nghĩa khô khan ấy thì tự nhiên, bạn sẽ lý giải đc những điều mà trước giờ bạn không hề ngờ đến. Sẽ giật mình luôn ấy.

      Hai cuốn sách mình đang dùng là DSM – IV, và case book, cùng cuốn sách giáo khoa. chứ mình ko dùng nguồn nào khác cả. Thế nên phụ lòng mong đợi của bạn rồi. Nhưng bạn có gì muốn hỏi thì có thể hỏi mình, nếu nằm trong khả năng thì mình sẽ cố gắng giải đáp.

      Cảm ơn vì sự hứng thú của bạn với chủ đề khô khan này.

      Ngày lành!

      • hihi, tại mình cũng rất thích về mấy cái này, nhiều lúc cũng muốn có người nói chuyện đễ tìm hiễu sâu hơn mà ko kiếm dc ai hết 😀 h đc làm quen w bạn mình cũng vui lắm. Hồi lúc mới biết về tâm lý học, mình cũng rất muốn kiếm 1 khóa học cho biết mà ko biết nên làm như thế nào 😀 nên cũng chĩ có thễ đi vòng vòng tìm hiễu thôi :D.
        Mình sẽ add yh bạn và sẽ báo danh ngay 😀 hihi cãm ơn đã cho mình cái yh và dc làm quen bạn 😀

      • 🙂 chị ơi cho em hỏi, mình co thể mua sách tâm lý cơ bản đâu vạy chị. 🙂 em cũng rất thích học tâm lý. nhưng ko pít bắt đàu tuwd dâu. chi chỉ dum với. thank chị nhieu

      • Chị ko biết bên vn bán ở đâu. Chị học ở Mỹ, em có thể lên fb search Sách Tâm Lý Học Hay, trang đó thường đăng những cuốn hay. Chương trình chị học khác với bên vn nên chị không rành lắm.

      • chị giỏi quá ,cảm ơn chị rất nhiều về bài viết ,rất hay và hữu ích ạ , em có ý định học ngành tâm lý học ,nhờ bài này của chị mà đã phổ cập thêm rất nhiều kiến thức mà em tìm hiểu qua bên ngoài không có 🙂

  3. chào chủ nhà! (lần đầu làm quen nên hơi khách sáo tí ~.~)
    cho mình hỏi nhỏ tí hen. bạn có học tâm lý chuyên sâu không? hay chỉ là học sơ qua. đừng chê mình nhiều chuyện nha. tại mình đọc mấy cuốn truyện trinh thám có liên quan đến vấn đề tâm lý, mấy cái thuyết tâm lý trong truyện nhắc tới mình search không có, rất rất bức xúc. giờ gặp được bạn thiệt là mừng nha~~ hân hạnh! hân hạnh được làm quen nha~~

  4. Chào bạn! Trước tiên mình gửi lời cám ơn đến bạn vì những bài viết rất thú vị về tâm lí học. Mình cũng rất thích lĩnh vực này nhưng mà vì nhiều lí do không thể theo học bài bản được.
    Sẵn dịp gặp bạn học chuyên về tâm lí, mình cũng muốn tham khảo ý kiến của bạn về một vấn đề. Đứng ở phương diện một người nghiên cứu tâm lí, bạn có xem đây là một hiện tượng tâm lí không: Ngày nay càng có nhiều bạn mà tạm gọi là “hủ nữ” thích đọc truyện, xem phim về đề tài đồng tính, trong đó nhiều bạn trước khi chưa biết đến thể loại này vẫn trung thành với những chuyện tình yêu nam nữ thông thường và còn yêu thích cả ngôn tình. Nhưng từ khi tiếp xúc với đề tài đồng tính (thường là đồng tính nam), các bạn có xu hướng nghiện thể loại này, luôn tìm kiếm và một mực trung thành với nó, có cả hiện tượng “ship” cặp đôi thần tượng nam (tạm gọi các bạn này là fangirl) và trở nên cuồng. Rồi khi trải qua một thời gian, các bạn không còn có cảm giác với chuyện tình yêu giữa nam và nữ nữa, thậm chí vài người bạn của mình còn gọi đó là “thứ tình yêu rẻ tiền”. Bản thân mình cũng là một người có đọc truyện đồng tính nam, mình thấy khá nhiều chi tiết trong truyện như rào cản về thân phân, gia cảnh, địa vị, … tương đồng trong truyện về tình yêu nam nữ, nhưng dường như các bạn lại hứng thú với tình tiết trong truyện đồng tính và dễ chấp nhận hơn. Có bạn còn cho tình huống như thế quá nhàm (trong truyện/phim thông thường). Mặt khác, một số tình huống như tình yêu giữa anh em, cha con,… lại được chấp nhận dễ dàng trong khi đó không dễ gì các bạn đồng tình trong thể loại thường. Có phải là do truyện đồng tính là cái gì đó mới mẻ hơn trong nhận thức của các bạn hay do “hiện tượng trào lưu” hình thành một vấn đề tâm lí mới (mình cũng không biết gọi như thế nào =.=), các bạn ngộ nhận và sa đà theo nhận thức mới. Rất nhiều bạn vì thích truyện/phim đồng tính mà dẫn đến “ủng hộ hôn nhân đồng tính” như việc hiển nhiên mà không có suy xét kĩ. Các bạn chưa trải qua những tình huống thực sự xảy ra với bản thân và gia đình mình nên ngoài mặt “đồng tình” như mình không biết liệu các bạn ấy có “thật sự” chấp nhận và hiểu rõ ý nghĩa, hệ quả việc chấp nhận của mình hay chưa.
    Mình biết mỗi người đều có sở thích riêng, nhưng mình băn khoăn liệu sở thích này của các bạn ấy có gây ra nhận thức sai lầm, lệch lạc và cản trở tâm lí “vốn bình thường” của các bạn ấy không.
    Thật khó để diễn tả ý mình cho bạn hiểu. Chỉ mong bạn có thể chia sẻ ý kiến về vấn đề này một chút thôi. Cám ơn bạn rất nhiều. ^^

    • Chào bạn,

      Trước tien cho mình cảm ơn vì bạn đã yêu thích những bài viết tâm lý của mình. Minh ko phải chuyên tâm lý. Mình chuyên sinh học cơ 😐 mình đến với tâm lý do niềm yêu thích và mình hứng thú với bệnh tâm thần hơn hiện tượng xã hội. Nhưng bạn đã có lòng hỏi thì mình cũng xin mạn phép nêu ra vài ý kiến của mình về vấn đề này.

      Cho mình mạn phép bàn về vấn đề tình dục một chút nhé. Trong tình dục, người phụ nữ luôn bị áp ở phía dưới và đa số là người đàn ông nắm quyền chủ động, ngay cả trong ngon tình, nó cũng theo tư tưởng đó. Trong vô thức bạn, một người con gái, sẽ đặt mình vào trong hoàn cảnh nhân vật nữ chính đó. Và thế là dẫn đến khi bạn đọc một câu chuyện về hai người đàn ông, bạn không phải đặt mình vào hoàn cảnh đó, bạn không cảm thấy mình bị áp bức này nọ, cộng thêm bạn có thể thấy được một khía cạnh khác từ trong mối tình đó, một khía cạnh về hình tượng người đàn ông mà trong tiềm thức bạn chưa bao giờ nghĩ tới. Nên nhớ xã hội việt nam là một xã hội còn chút gì đó phong kiến. Người đàn ông là trụ cột trong gia đình, là người đi ra ngoài bôn ba , là người phải mạnh mẽ, mưa sa gió giật cỡ nào cũng không làm họ gục ngã, họ là người mang vinh quang về cho gia đình mình. Đó là hình tượng về một người đàn ông trong tư tưởng người việt nam mình. Họ nâng cao giá trị người đàn ông lên và một phần hạ thấp giá trị người phụ nữ xuống. Có những câu chuyện về đồng tính nam không theo cái tư tưởng đó. Và chính những điều khác biệt đó ( không phải đặt mình vào hoàn cảnh nhân vật nữ chính, người đàn ông cũng có lúc quỵ ngã hoặc sai lầm) khiến cho phái nữ thích đọc truyện đồng tính hơn. Cộng thêm vì đó là câu chuyện giữa hai người đàn ông nên khi người con gái đọc thì sẽ có tư tưởng như chuyện rắc rối đó sẽ không xảy ra với mình đâu, cái suy nghĩ đó cho họ thêm sự an toàn và họ có thể đứng ngoài mà thưởng thức câu chuyện hơn là để bản thân mình cuốn vào trong đó. Và đó cũng là lý do tại sao những chuyện như cha con, anh em, dễ dàng được chấp nhận trong truyện đồng tính hơn là ngôn tình. Dù gì trong tâm khảm mỗi người, họ đều thích bênh vực bên nào yếu hơn.

      Đó là giải thích trên khía cạnh tâm lý, còn trên khía cạnh sinh học. Quan hệ nam nữ gần sẽ dẫn đến sinh con tỷ lệ bệnh đi truyền cao, tỷ lệ sống thấp. Và ai cũng biết điều đó. Còn quan hệ nam nam, dù gần hay xa thì không thể có con được, nên điều đó dễ chấp nhận hơn.

      Có một điều bạn không để chối cãi ở đây là nhận thức đi cùng với tuổi đời và kinh nghiệm. Mình đồng ý là có những bạn ủng hộ theo phong trào nhưng cũng có những bạn như mình ủng hộ từ tận đáy lòng. Quyết định đó thông qua hàng loạt suy nghĩ và cân nhắc nên không thể coi nó là nhất thời được. Bạn nói không sai có thể là do đồng tính là một cái gì đó mới mẻ nên các bạn mơis ủng hộ. Nhưng lỗi không thể hoàn toàn ở các bạn ấy mà ở gia đình, xã hội trường lớp không phổ cập những vấn đề cần thiết cho tuổi mới lớn. Thế giới của các bạn ấy chỉ gói gọn trong trường học, gia đình và bạn bè và có khi trong cả những cuốn truyện. Nhưng mình không lo là các bạn ấy sẽ bị lệch lạc giới tính, vì một khi các bạn ấy lớn lên, tầm nhìn xa hơn, các bạn ấy sẽ biết suy nghĩ hơn và điều chỉnh lại lối sống của mình. Dù sao thì quy luật đào thải là quy luật khắc nghiệt nhất trong cuộc sống, nếu các bạn ấy chỉ biết chăm chăm làm mà ko biết suy nghĩ thì không sớm thì muộn các bạn ấy cũng bị xã hội này đào thải thôi. Tàn nhẫn lắm phải không, nhưng đó là sự thật. Một khi các bạn ấy bước ra ngoài sống, không có sự bảo bọc gia đình, không còn cái màu hồng trong truyện, các bạn ấy sẽ tự lớn lên, tự biết suy xét thôi. Thế nên bạn không cần phải lo là các bạn ấy có tư tưởng lệch lạc nhé.

    • Có ghể cho phép em nói một chút được ko ạ?^^ hiển nhiên, cái gì mới thì cũng hap64 dẫn hơn. Nhưng cũng có nhiều người đã đọc qua cả đam mỹ và ngôn tình, nhưng vẫn không chấp nhận đam mỹ được. Một số người hợp với đam mỹ hơn, đơn giản vì nó lãn mạn hơn, có vài thể loại phù hợp hơn với sở thích. Ví dụ như em ngày xưa đọc ngôn tình chỉ thích nữ cường thôi, nhưng dù có cường thế kiểu gì, nữ chính của em có người yêu (nam chính) rồi cũng từ hổ thành con mèo hen. Cá nhân em không thích điều đó!T^T Đam thỏa mãn sở thích này của em. Nhiều đứa bạn cũng giống em lắm!^^ Thứ hai, em không đọc phụ tử, nhưng cng4 có hỏi qua. Phụ tử namxnam dễ chấp nhận hơn namx nữ vì họ không thể có con. nghe thì thô tục nhưng thực ra là thế đấy!T^T Còn việc chấp nhận đồng tính, cũng một phần vì khi yêu thích, “hủ nữ” sẽ bỏ công tìm hiểu nhiều hơn về thế giời đó, bỏ đi những cảm nhận sai lệch trước đây. Qua truyện, tình yêu của họ cũng sẽ đẹp hơn, được lý tưởng hóa. Ủng hộ cũng ko có gì lạ. Dù có theo phong trào di nữa thì cũng coi như có tiến triển cho quá trình đòi bình đẳng cho hôn nhân đồng tính. ^_^

      • phải công nhận là có. nhiều khi đến em cũng nản nữa là!^^ Nhưng mà em có quen nhiều đứa ủng hộ bình đẳng trước rồi sau mới tìm ra “thế giới mới” toàn đam mỹ với yaoi! :3 nhưng mà ở đâu cũng có ng tốt người xấu, người ngu người khôn thì đành chịu vậy!^^

  5. cho mình hỏi bạn học tâm lý học ở đâu thế? mình cũng muốn học nhưng không biết ở Việt Nam có chỗ nào học được

      • Bạn có học ở Mỹ ko? Nếu nói về bệnh tâm thần thì chắc ở Mỹ là phổ biến nhất, và ngành tâm lý học ở đây cũng rất phát triển 😀

      • Mình học ở Mỹ, thật sự thì cung không phải là một ngành tiềm năng và phát triển lắm đâu bạn vì đa số là học xong 4 năm thì chỉ có tư vấn ở các trường trung học, muốn để hành nghề thì phải học lên cao nữa. Còn muốn chữa bệnh tâm thần thì phải thi vào ngàng y. Cái đó còn lâu và khó.

        Ngành tâm lý ở vn phát triển à, minh rất ngạc nhiên vì khi minh ở vn thì hầu như it người biết đến ngành này. Những người tư vấn viên này nọ thì mình nghĩ họ ko đc đào tạo bài bản đâu. Nhưng dù sao cũng rất vui vì vn mình cần những người làm ngành đó.

  6. à không, ý mình là ngành tâm lý học ở Mỹ phát triển ấy, chứ VN thì còn xa. Lúc trc mình cũng muốn qua Mỹ học ngành này nhưng ko biết học xong về VN thì làm gì 😀

    • Ừ, nói chung cũng thuộc loại ngành phổ biến nhưng khó kiếm việc làm.

      Hồi xưa mình thích học ngành này lắm nhưng mình nghĩ mình là người nước ngoài, tiếng anh ko phải là tiếng mẹ đẻ, nói đương nhiên có accent, mà ngành tâm lý đòi hỏi kỹ năng nói phải xuất sắc vì đó là một trong những phương thức điều trị tâm lý. Nên thôi, mình chỉ học để cho biết thêm. Mùa học sắp tới mình học về các bệnh tâm thần nè.

  7. Chào chị ạ. Em mới tìm hiểu về tâm lý học nên em muốn hỏi chị là những kiến thức đầu tiên trong tâm lý học là gì ạ? Tâm lý học có nhiều kiến thức với lĩnh vực nên em không biết bắt đầu từ đâu cả!

    • Kiến thức đầu tiên em cần phải viết là cấu trúc não bộ, khu thần kinh nào chịu trách nhiệm về trí nhớ, cảm giác… Cách thức truyền tin của các nơ ron não, chất dẫn truyền thần kinh. Sau đó là đến nhận thức, cách mà mình tiếp thu thông tin hay còn gọi là “học” rồi một vài định nghĩa đơn giản. Nói chung là không dễ cũng không khó. Những bài viết trong này chị viết hướng đến những người không biết gì về tâm lý học đọc nên chị có giải thích một số định nghĩa. Em theo dõi dần rồi cũng sẽ hiểu ra một vài khía cạnh mà thôi.

      Bây giờ chị cũng là editor của page tâm lý học tội phạm (criminal psychology) ở trên fb. Trong đó cũng có số bài bổ ích em có thể xem 🙂

  8. Chị ơi , chị có định viết về chứng “Rối loạn nhân cách Ái Kỷ” không ạh ?

  9. Kỳ tiếp theo chị có thể viết cho em về căn bệnh Bipolar (theo google dịch thì là “lưỡng cực”) được ko, em chỉ biết 1 cách mơ hồ thôi? Nếu đc thì chị có thể viết thêm cho em về self-harm nhé? Em biết self-harm ko phải là 1 thứ hay để viết về cho lắm nhưng em nghĩ một số người ở Việt Nam nên biết và hiểu cho họ (vì em “bị” cái đó, ko phải vì bị người yêu đá hay j hết mà là một số các bệnh có đi theo cùng bệnh đó)

    • Chị đang trong thời gian ôn thi nên chưa thể viết được. Dĩ nhiên là chị sẽ viết, chỉ sợ em đợi lâu một tý, có khi đến 2,3 tháng sau 😦

      Theo chị nghĩ Self harm thì có hai loại, một loại là do tâm lý, một loại là do sở thích.

      Tâm lý thì có lẽ, khi những nỗi đau em chịu đựng về mặt tinh thần quá lớn, tâm thần em không thể chịu nổi và em phải tự tìm cách chuyển nó đi thì self harm là cách mà nhiều bạn chọn để chuyển nỗi đau tâm lý đó. Khi em tự cắt bản thân thì các giác quan của em, sức tập trung của em, và cả các cơ chế trong cơ thể sẽ tìm cách ngăn cản máu chảy, hoặc làm vết thương nặng hơn. Trong phút chốc đó, sức tập trung của em, cái chiếm lĩnh đầu óc em không còn là nỗi đau tâm lý nữa mà đã chuyển quá cái khác dễ cảm nhận hơn như đau đớn, màu máu “bắt” ánh nhìn của em hơn và dẫn em ra khỏi cái nỗi đau tâm lý đó.

      Khi chị đứng trên bờ vực chia tay bạn trai và đi gặp một người gia đình sắp xếp, chị rất mệt mỏi, chị không biết phải làm cách nào và bạn trai chị thì bảo ảnh sẽ chia tay chị vì điều đó tốt cho chị hơn. Lúc ấy thì tâm trí chị chịu không nổi và có thứ gì đó thôi thúc chị phải làm sao để giải thoát, rồi suy nghĩ cắt tay , rạch da hiện lên. Hồi trước chị có nghĩ tới nhưng mà không làm. Nhưng có những cái chỉ cần em nghĩ thôi là nó sẽ nằm hoài trong đầu em. Và chị quan niệm rằng, có những chuyện đừng nên thử, đừng nên bắt đầu, một khi bắt đầu sẽ không dừng lại được. Con người cũng vẫn là con người, không phải là vạn năng, và chị không cho rằng mình có đủ can đảm để quay về một khi bắt đầu. Và thế là chị không làm. Mặc dù lúc ấy, chị rất đau khổ.

      Trí óc em cũng giống như cơ thể em, nếu em rèn luyện nó, thì nó sẽ trở nên mạnh mẽ hơn, có thể đương đầu với sóng gió. Nhưng nếu em trốn tránh thì nó sẽ trở nên yếu đuối, mệt mỏi và hèn nhát. Một khi nỗi đau tinh thần của em lớn nhưng thay vì cách đối mặt nó, em lại chọn cách trốn tránh nó, tìm cách lờ nó đi, rạch tay mình để đánh lừa sự chú ý của trí não thì dần dà em sẽ mất đi dũng khí và bản lãnh để đối mặt thằng vào nỗi đau và như hệ quả, em sẽ nghiện nó và lạm dụng nó. Bởi vì nó là cách nhanh nhất để em có thể không phải đối mặt với những ván đề trong cuộc sống như gia đình, bạn bè, thi cử vì cơ thể em ưu tiên cái “cần” nhất của em là việc chữa lành vết thương.

      Còn sở thích thì chị không thể nói nhiều vì đó là sở thích của mỗi người. Có người tìm khoái cảm trong những trò chơi cảm giác mạnh và cũng có người tìm thấy khoái cảm trong đau đớn. Chị hy vọng em không phải là loại này. Không phải nó là bệnh, nhưng chị nghĩ không nên làm như thế. Sở thích thì có nhiều loại, việc gì phải cứ đâm đầu vào cái hủy hoại bản thân mình và làm người khác lo lắng, đúng không?

      À, quên mất, một trong những lý do nữa khiến chị không cắt là chị sợ xấu, sợ để sẹo. Ha ha, con người chị cái gì cũng không tốt, chỉ có gương mặt và làn da là còn tàm tạm xíu xiu, nếu để lại sẹo thì sẽ không còn được mặc đồ đẹp mất. Chị cũng là con gái mà 😀

  10. bạn ơi cho mình hỏi bạn kiếm bài viết gốc của mấy cái này ở đâu vậy bạn mình đang tính tải nhiều cái nói về tâm lý giống vầy để làm tài liệu mà tìm k thấy toàn của mấy tg việt nam viết k dc hay lắm

    • Cái này là bản gốc của mình bạn ạ. Mình dịch từng phần mà mình thấy có ích từ sách giáo khoa của mình và tự liên kết nó lại với nhau. có thể coi là mình vừa dịch vừa viết nên bạn không thể kiếm ra đâu.

  11. Đọc những dòng chị viết em cảm thấy rất thú vị và cực kỳ hào hứng, tình cờ tìm được wp của chị mà đọc thật là tốt XD.
    Em đối với lĩnh vực Tâm lý học rất có hứng thú, nói theo cách của em đó là “Tham vọng nắm giữ kẻ khác”. Nắm bắt được tính cách, cách hành xử cũng như thói quen của một người từ đó rồi dự đoán phản ứng của họ, những lúc em đoán đúng em có cảm giác mình đã bắt được con người kia. Tất nhiên mục đích duy nhất của em chỉ là quan sát rồi tự thỏa mãn bản thân thôi, trước giờ em không hề có ý định điều khiển bất kì ai, ngoài ra em còn muốn hiểu thật rõ ràng những người xung quanh em để có thể giúp đỡ họ.
    Thực ra em từ lúc biết nhận thức đã tự dựng lên cho bản thân một bức tường tâm lý, em không bao giờ chủ động mở lời kết bạn với ai, nếu có người muốn kết bạn em thường phản ứng một cách khá khách sáo và sau một thời gian mới bắt đầu mở lòng. Em cần nói chuyện với người đó nhiều hơn, gặp người đó vài lần và quan sát, em rất nhạy cảm với tiểu tiết nên luôn dễ dàng nhận ra một phần tính cách của họ từ đó kết luận đó có an toàn không, có đủ tin cậy để có thể làm bạn. Đó là một kiểu phòng vệ của em, em là người rất khó quên đi tổn thương tâm lý nên luôn dùng bức tường kia để có thêm nhiều thời gian suy xét cẩn cẩn trọng trọng. CŨng có thể nói, em là một người có trái tim dễ vỡ được đặt bên trong một căn hầm bê tông cốt thép chỉ có duy nhất một cánh cửa =))))).
    Dần dà, ham muốn tìm hiểu tâm lý người khác lớn hơn, em thích cảm giác mình có thể nhìn thấu ai đó, có thể làm họ vui, có thể xoa dịu nỗi đau cho họ. Chung quy, cũng là để bảo vệ bản thân mới muốn nhìn thấu người khác, nếu họ không tốt sẽ không bao giờ tới gần.
    A, mục đích em viết cái này là gì đây? Túm lại là, những bài viết của chị giúp ích rất nhiều cho em, em cũng quyết định tìm hiểu sâu về Tâm lý học ạ. Và liệu việc phòng vệ của em có phải là bệnh không ạ? Em cảm thấy nó không hẳn có hại gì, có hay không bạn bè em đều ổn, năng lực tự lập của em rất tốt… thứ lỗi cho em khá tự mãn.
    Cuối lời, hy vọng đọc thêm được nhiều bài viết của chị nữa! Chúc chị nhiều sức khỏe ạ!

    • Em có thể add friend chị trên fb cùng tên vs blog và pm chị , chúng ta sẽ đàm đạo nó một cách kỹ luỡng hơn. Giờ chị đang bận mà câu hỏi của em còn chung chung quá nên chị chưa thể kết luận dc gì nên chị muốn hỏi em thêm một số câu nữa 😀

  12. Hôm trước mình đọc bài viết kỳ 6-7 của bạn. Đúng hôm nay lại gặp được truyện Bác sĩ tâm lý Tô Duy cũng đề cập về vấn đề này. Bạn đã đọc truyện này chưa?

  13. Ừm..đây là lần thứ n mình vào trang này của ấy rồi (haha..chả biết xưng hô sao cả) hôm nay mới cmt là vì mình có chút lăn tăn, hi vọng ấy không phiền. Rắc rối xảy ra khi mình đọc được hai bài nghịch nhau về ngôn ngữ cơ thể- các điệu bộ về đôi chân. Một bài mình đọc ở http://www.tamlyhoctoipham.com. Bài kia ở viettrinhtham.org.
    Bài ở trang tâm lý nói rằng ở một đám đông khi bạn thấy ai đấy khoanh tay bắt chéo chân và giữ khoảng cách nhất định với người còn lại thì nghĩa là họ không thoải mái cho lắm.
    Và bài kia thì nói đơn giản rằng:
    “Một người bắt chéo chân khi họ đang thấy thoải mái, tư thế của con người là hai chân vững vàng trên mặt đất, vậy nên chỉ đứng trên 1 chân nghĩa là họ đang không gặp phải mối nguy hiểm”
    và cho ví dụ như thế này:
    “Bạn vào 1 thang máy, cô nhân viên đứng bắt chéo chân trước mặt bạn, và khi bạn vào c ấy liền giữ chân thăng bằng” và nó nói rằng “khi bạn thấy hai người nói chuyện với nhau mà cả hai đều bắt chéo chân nghĩa là họ đang thoải mái”
    Mình không nghĩ bắt chéo chân mà vẫn giữ sống lưng thẳng là hành động thoải mái cho lắm, và mình cũng không hay bắt chéo chân. Mình nghĩ (chỉ là quan điểm cá nhân) rằng một người thấy thoải mái khi bắt chéo chân là lúc họ dựa vào tường (và chờ đợi gì đấy) đút tay vào túi khi họ dần mất kiên nhẫn, và khoanh tay khi đã mất kiên nhẫn.
    Bài viết ở trang viettrinhtham.org không đề cập đến khoảng cách của hai người, hay tay của họ, vì trong giao tiếp việc để lộ lòng bàn tay rất cần thiết, và hành động chém tay vào không khí để minh họa lời nói rất thu hút. Nên mình không thể xác định được rõ ràng.
    Mình đang phát tín hiệu cầu cứu đây, bạn Nguyệt nghe rõ trả lời :’v
    Mong nhận được hồi âm sớm từ đằng ấy.
    (Nhân tiện..chẳng có thang đo nào có thể đo hết được lời cám ơn và cảm tạ của những người theo dõi bài viết của bạn đâu- hoa mĩ thật, ý mình là..cám ơn về mọi thứ bạn cống hiến)

    • Đây đây, bạn Nguyệt nghe rõ trả lời đây :v

      Trong tâm lý học, khác hẳn các môn khoa học như toán, lý hóa… Tâm lý là một môn khoa học xã hội, mang tính khoa học với mảng thần kinh học thuộc về sinh, đồng thời cũng mang tính xã hội. Thế nên trong tâm lý học không có chuyện đúng tuyệt đối. Mọi thứ đều có thể được giải thích dưới những mô hình và lĩnh vực khác nhau. Ví dụ như trong tâm lý bất thường thì nguyên nhân gây bệnh được phân tích dưới 4 mô hình : Sinh lý, Tâm Lý, Xã Hội và Phân Tâm Học. Bốn mô hình này cho ra bốn nguyên nhân khác nhaui giải thích bệnh. Thế nên các nhà tâm lý học cố gắng dung hòa bốn yếu tố này lại thành 1 để có thể cho cách nhìn khách quan nhất và chính xác nhất.

      Còn trong tâm lý tính cách thì có đến 6 lĩnh vực cần phải chú ý khi phân tích tính cách con người như : Sinh lý, Phân tâm học (gần giống vậy), Điều chỉnh va thích ứng, Xã hội và văn hóa, Nhận thức, Bẩm sinh (nghĩa là tính cách sinh ra như vậy và thay đổi theo thời gian) 6 lĩnh vực này chọi nhau không ít. Ví dụ như trong phân tâm học thì dựa theo thuyết Freud nói tính cách con người phản ánh những sự mâu thuẫn tình dục bị đè nén trong tiềm thức (tức con người ko biết về những mâu thuẫn đó). Thế nhưng nếu phân tích theo lĩnh vực nhận thức thì nó lại bảo, tính cách con người là kết quả của những dòng suy nghĩ nhận thức, quyết định… Tại sao con người vừa có thể bị ảnh hưởng bởi những dục vọng lại vừa có thể suy nghĩ theo hướng đạo đức như thế? Nếu nghiên cứu sau thêm vào thì bạn thấy điều này hoàn toàn có thể. Bởi thế chúng ta mới nói là “con người” chứ ko phải là “người”

      Nói dài như thế chỉ để tóm gọn lại là những bài tâm lý bạn đọc thường được viết dưới một mô hình. Vì khi bạn học tâm lý trị liệu, tâm lý tính cách lên cao như tiến sĩ, hay nghiên cứu thì bạn sẽ chọn một hướng đi cho mình. Để có thể tập trung nghiên cứu sâu. Thế nên khó tránh những việc những bài tâm lý ấy chỏi nhau. Thế nên cần phải lọc thông tin và dạng bài, chú ý rằng bài mình đọc phân tích theo dạng nào, có phù hợp với mô hình mình theo đuổi hay không. Đó là lời cô mình hay dặn khi bọn mình làm nghiên cứu.

      Vì thế cho nên bài trên không phải là sai, nó chỉ đang nói về một mặt vấn đề. Có thể đúng với một số người và có thể không. Với mình thì việc bắt chéo chân khi ngồi, hoặc khi đúng dút tay vào túi là biểu hiện sự tự tin tuyệt đối khi ở vị trí lãnh đạo của mình. Kiểu như nó tạo ra một khí thế vương giả gì ấy. Đó là đối với mình thôi. Ngôn ngữ cơ thể có rất nhiều loại và nó khác nhau tùy theo vùng miền. Bài ấy được dịch từ ngôn ngữ nước nào thì có nghĩa là nó có thể đúng ở nước đó nhưng chưa chắc đã đúng với nước mình.

  14. Hi bạn,
    Mình tình cờ tìm tới blog của bạn khi tra bài về tâm lý học tội phạm, hình như bạn là admin của page Tâm lý học tội phạm luôn đúng không?
    Cám ơn bạn nhiều về những chia sẻ trong ngành tâm lý, mình cũng thích tâm lý học nhưng chưa bao giờ đủ kiên trì để học. Công nhận thật ngưỡng mộ bạn vì vừa du học lại vừa có thời gian dịch truyện, sách tâm lý và viết bài như thế này. Mình hồi xưa thỉnh thoảng cũng dịch tin nhưng gặp rào cản rất lớn vì không tìm được từ T.Việt phù hợp dù mình hiểu nghĩa. Hi vọng có thể làm quen với bạn để học hỏi thêm nhiều, nếu có thể rất mong được bạn giúp thêm về kinh nghiệm học thuật và dịch thuật 😀

    • Cảm ơn bạn. Uhm, mình là ad Nguyệt của page bên đó. Hì hì, dao này bận quá nên ko viết bài nữa. Cảm ơn bạn đã yêu thích, mình hy vọng những bài viết của mình bổ ích. Thỉnh thoảng mình cũng gặp vấn đề trong việc tìm từ thích hợp nên mình thường dịch ra theo nghĩa mình hiểu và song song để từ tiếng anh bên cạnh để ai có nhu cầu thì cũng có thể tự tìm ^^

  15. chị ơi, chị có thể gửi cho em tất cả bài viết về tâm lí học của chị được không ạ?? vì em không có nhiều thời gian lên mạng đọc mà lưu về bằng cách copy/paste thì lâu quá, làm phiền chị! >.<
    em rất có hứng thú với tâm lí học nên muốn tìm hiểu một chút và tìm ra wp của chị 🙂 em thích lắm

  16. Chị ơi, một người trả qua mối tình đầu mang tính đau đớn nghiêm trọng, khiến cả lòng tự trọng vỡ nát hết cả, và sau đó chấp nhập được yêu dù có chịu bị hành hạ hay xúc phạm, chỉ cần được yêu thôi thì như thế nào hả chị. Ý em là..tại sao lại như vậy, và có thể thoát ra khỏi nó không

    • Cái này có rất nhiều giải thích em ạ. Ví dụ như là em thích cảm giác yêu và dc yêu khi hai em còn bên nhau, em quý nó và muốn dc trải nghiệm cảm giác hạnh phúc đó một lần nữa thế nên em chấp nhận chịu đau để có nó lại một lần nữa. Hoặc như chia tay là do lỗi của em, hoặc em cảm thấy đó là lỗi của em thế nên dù có đau, có mất hết tự trọng này nọ thì em vẫn muốn dc yêu lại, hay em là người ko dc tự tin vào chính mình, thế nên dù em có mất hết tự trọng đi chăng nữa, thì em cũng ko bỏ dc vì em sợ bỏ đi rồi sẽ không tìm dc người nào yêu em nữa. . . Tùy vào mỗi lý do mà có cách giải quyết khác nhau. Cái đầu và cái thứ hai thì đó tùy thuộc vào bản thân em có muốn bỏ hay ko. Cái thứ ba thì cần phải đi sâu vào tâm lý của em để giải quyết. Đa phần là cần dc nói chuyện vs chuyên gia để hiểu biết và giải quyết theo phương thức khoa học.

  17. Em thật sự cảm thấy may mắn khi tình cờ tìm thấy trang của chị. E mới chỉ được tiếp xúc một phần nhỏ của tâm lý học qua một vài cuốn sách cơ bản như “Freud đã thực sự nói gì”,”Phân tâm học nhập môn”… Tuy nhiên mọi thứ vẫn thật sự khá là mơ hồ, tưởng chừng như hiểu nhưng thực ra lại không hiểu rõ. Chị có thể cho em xin một vài chỉ dẫn để tiếp cận với môn tâm lý học hay tên cuốn sách cơ bản mà chị đã được học ở bên mỹ được không a?
    Fb của e là Yuikiryuu. Hi vọng được kết bạn với chi để có thể học hỏi thêm

  18. Chị ơi, thật ngại nhưng có thể cho em xin tất cả các bài về tâm lý học của chị được không? Tại vì thời gian em lên mạng thường có hạn với cả mạng nhà em cũng yếu. Xin lỗi đã làm phiền chị ạ!
    Mail em là: dongvanphong99@gmail.com
    Hôm nay khi tìm thấy wp này của chị em rất mừng cuối cùng em cũng tìm được phương hướng để học tâm lý chị ạ! Cám ơn những bài viết của chị! ^^

  19. Pingback: [Oneshot] Biến mất | XiHongVN ♡

  20. Truoc het xin cam on chi ve nhung bai viet, that su rat hay va thu vi! Em khong hoc nganh tam ly nhung em rat hung thu va thich tim hieu ve tam ly hoc toi pham. Chi co the chia se voi em link nhung cuon sach hay bai viet ve chu de tam ly toi pham duoc khong a?
    Dia chi mail cua em la tamduyentran@yahoo.com.vn
    Cam on chi nhieu nhe!

    • Mình ko có ebook bạn ơi. Mấy cái này là do mình học ở trường + đọc sách + tìm tòi trên mạng, tự viết ra. Với đa số mình đọc toàn trên psychologytoday.com, chứ link Tiếng việt mình hoàn toàn ko biết

  21. Chị ơi, em cũng thích tâm lý học. Theo em tìm hiểu thì tâm lý học có rất nhiều phân ngành. Chị có thể giải thích cho em hiểu vấn đề này được không? Cảm ơn chị nhiều.

    • Tâm lý học có rất nhiều phân ngành, cũng giống như bác sĩ thì có bác sĩ tai mũi họng, bác sĩ tim mạch, bác sĩ da liễu… thì tâm lý học có tâm lý giáo dục, tâm lý tội phạm, tâm lý vị thành niên. Đối tượng nhắm tới của mỗi phân ngành đều khác nhau. Bởi thế nên tâm lý học cần phải học lên thạc sĩ/ tiến sĩ mới có thể làm việc trong nghề dc

  22. Chị ơi em muốn hỏi một chút về tình hình của bạn em ạ. Nó bị đau đầu, ảnh hưởng đến thị giác, không thể đi một mình khi trời tối, suy nghĩ tiêu cực, nghĩ quẩn. Nó đi khám nhiều nơi lắm, lên cả Hà Nội nhưng không tìm ra được nguyên nhân của bệnh. Em muốn biết những điều trên có nằm trong phần triệu chứng của bệnh nào liên quan đến tâm lý hay không. Mongg chị trả lời em. Và cảm ơn chị đã làm phần kiến thức này ạ, rất bổ ích.

    • Chị nghĩ bạn ấy nên đi khám chuyên khoa thần kinh để xem coi não bộ / thần kinh có bị gì hay không, chụp CT hay MRI nữa. Đau đầu ảnh hưởng đến thị giác không còn là bệnh tâm lý mà nó nằm về bên thần kinh hoặc tâm thần rồi em ạ. Tâm lý là các bệnh thiên về cảm xúc và có thể điều trị bằng các phương pháp tư duy, không cần dùng thuốc nếu không cần thiết, còn tâm thần là ảnh hưởng lên thần kinh hoặc nguyên nhân nặng về phần sinh lý, di truyền hơn tâm lý và xã hộivà bắt buộc phải dùng thuốc thì mới khá. Trường hợp của bạn em có vẻ thiên về thần kinh hơn là tâm lý, do đó cần đi khám chuyên khoa gấp.

  23. chị Nguyệt ơi, cho e hỏi e muốn tìm hiểu về tâm lý học tội phạm thì có cuốn sách nào cơ bản, với có cuốn nào “nâng cao” hơn không? c biết cho e vài tựa sách nhé! E cám ơn chị 🙂

  24. Chị ơi chị có thể làm một kỳ nói về các biểu hiện của con người phản ánh tâm lý, kiểu như nhìn đồng tử mắt, hay động mạch chủ, với kiểu chả hạn như nhìn một bức tranh vẽ nhà hoặc gì đó mà phân tích tâm lý của người vẽ, được không ạ?

    • Cái này ko thuộc phạm trù nghiên cứu của chị em ơi. Chị chỉ viết về bệnh chứng và những thứ liên quan. Tâm lý học có vô vàn nhánh. Như ngành y vậy. Bác sĩ khoa mắt chưa chắc biết chữa ung thư. Mấy cái kia chị ko được học nên và cũng ko có hứng nghiên cứu nên chị sẽ ko viết. Xin lỗi em.

  25. Chào chị
    Em cũng chưa đọc kỹ lắm về những bài viết trên nhưng chỉ đọc qua tiêu đề e cx thích lắm ạ.
    C có thể cho e xin fb và mong c viế t nhiều hn để e hiểu rõ về tâm lý học đc ko ạ?

    • Chị ko nhận tư vấn nha em, bởi giờ chị đang bệnh nên ko thể trả lời câu hỏi tư vấn được. Em có thể hỏi chị kiến thức liên quan đến tâm lý học, chị sẽ cố hết sức tyra3 lời em.

      FB chị là Nguyễn Đỗ Khả Tú. Em có thể tìm, tên phụ là Hải Đuờng Tĩnh Nguyệt đó.

  26. Chào chị, em rất là thix những bài viết của chị vè tâm lý học. Thật ra, hồi lâu em rất là thix về tâm lý học và cũng có ý định học nghành này khi còn là học sinh nhưng mà ba mẹ em không đồng ý vì một phần nghành này không có phát triển ở VN và vì em có mấy đứa bn cũng học về tâm lý nhưng của của nó rất khác, chính vì thế mà em khá là thất vọng. Em có theo dõi fanpage về tâm lý học tội phạm và thấy rất hay nhưng mà vì em cũng chỉ hiểu như vậy thôi, chứ cái nguồn gôc, căn bản thì em ko có. Em muốn tìm hiểu về tâm lý mà về con người ấy, cách con người hành động ra sao, tại sao lại hành xử như vậy…..thì ko biết nó thuộc về nhánh nào trong tâm lý học vậy chị và nếu như em muốn bắt đầu tìm hiểu hiểu từ căn bản thì ko biết nên bắt đầu từ đâu??? Em cám ơn chị nhiều 😀 😀

    • Cái đó là tâm lý học hành vi (behavior psychology) hoặc tâm lý học tính cách (personality psychology). Nếu muốn bắt đầu thì phải học từ đại cương trở lên và theo giáo trình tùy theo trường đại học. Nếu tự tìm hiểu thì hơi khó vì có nhiều sách chỉ lý giải một phần chứ không phải hoàn toàn. Nếu e có thể đọc được tiếng anh thì có thể mua cuốn Introduction to Psychology by David Myers. Sách này của ông khá là “general” và tốt cho những người mới bắt đầu.

  27. Chị ơi, Deja vu có do tâm lí ảnh hưởng không ạ?
    Em thấy mức độ em gặp quá thường xuyên luôn ấy, hầu như mỗi ngày, mà không chỉ một lần nữa.
    Cứ thấy rất quen, vả lại mỗi khi cảm giác nó sắp tới em muốn thoát ra mà chẳng được, sau đó tim đập rất nhanh, cảm giác hồi hộp sao ấy.
    Mà em thấy mỗi lúc em lo lắng hay có chuyện suy nghĩ nhiều thì nó diễn ra thường xuyên hơn, lúc ngủ không hiểu sao cũng thấy căng thẳng không yên.

    • Vấn đề này chị cũng không rành lắm em. Deja vu là chỉ hiện tượng em đang trải nghiệm ngay lúc này (chưa từng trải nghiệm trong quá khứ) qua nhưng lại có cảm giác như mình đã từng trải nghiệm nó rồi. Thế nên chị ko biết trường hợp của em có phải là Deja vu thật sự hay không. Có đôi lúc đầu óc em trong một tình huống gì đó có liên quan đến trải nghiệm từng có trong quá khứ, đơn giản là âm thanh, hay mùi hương… thì phần trí nhớ trong não bộ tái tạo lại ký ức mà em có, dẫn đến hiện tượng deja vu. Vì thế nên chị nghĩ rằng tình trạng tâm lý có ảnh hưởng lên mức độ em trải nghiệm. Tuy nhiên, chị cũng không chắc lắm.

  28. ss ơi, có thể cho e xin tất cả các bài viết của ss về tâm lý được không ạ? gmail của e đây ạ: volephuhuong@gmail.com
    Trước đây đọc qua vài truyện viết về tâm lý học tội phạm cảm thấy rất có hứng thú sau đó lên mạng tìm những nội dung hay trang web có liên quan đến tâm lý học, lúc thấy trang web này click vô và đọc vài bài thì thấy ss viết rất hay cũng dễ hiểu nữa! rất cảm ơn ss vì đã dành thời gian và công sức viết ra những bài viết này cho những bạn có sở thích hay muốn tìm hiểu về tâm lý học như em!

  29. Chị ơi, êm là 1 hủ nữ và vừa biết đến trang này của chị hôm nay và em cảm thấy rất hứng thú ạ. Em là sinh viên ngành tâm lý học hệ trị liệu, những bệnh tâm lý chị nêu trên rất hay và em không biết có thể nhờ chị làm 1 bài về chứng bệnh tâm lý có những triệu chứng như “đôi khi bạn sẽ nghi ngờ thậm chí khẳng định ng thân, ng quen, ng yêu của mình trc mặt mình k phải là ng đó mak đã bị 1 ng khác có ngoại hình giống y chang giả dạng” được không ạ? ^^

      • Là về y khoa ạ ,em cũng đang có ý định đi du học trong năm nay ,nhưng vẫn chưa chọn được ngành để tìm trường nộp đơn ,em thích tâm lý học lắm cơ nhưng mà em chỉ muốn học kiểu chung chung hết thôi chứ không học chuyên sâu bởi vì em hay bị ám ảnh ấy ,em không sợ nhưng lại hay bị ám ảnh những loại tội phạm nên em đắn đo có nên đi tâm lý tội phạm không ,nếu đi thì quá áp lực nhưng em lại thích quá 😢😢😢 C học trường nào ở Mỹ ạ ?

    • Chị học theo giáo trình của trường, mà chị lại ko có bản ebook. Cho nên em có thể search mấy cuốn sau như Introduction to psychology by Meyers, sau đó thì tùy theo hướng em thích, em có thể chọn đọc Abnormal Psychology by Oltmanns hay Personality Psychology, Domains of Knowledge. Trên Amazon cũng có nhiều thể loại ebook dành cho Kindle mà giá chỉ có dưới $1, em có thể thử xem.

  30. cho mình hỏi bạn học ngành Tâm lí học tội phạm sao?
    à, thật ra mình cũng thích tâm lí học tội phạm lắm, nhưng Việt Nam lại không có ngành này, nên mình chỉ học Tâm lí học giáo dục thôi.
    nếu được thì cho mình làm quen nhé^^
    FB mình là Vân Tường, email: thienchanvota40@gmail.com

    • Mình học ngành Sinh Học bạn ạ. Nhưng mình tính theo y nên có hứng thú với sức khỏe tâm lý hơn. Hồi xưa từng làm cho page tâm lý học tội phạm nên mới dịch qua mảng này, nhưng giờ nghỉ làm bên đó, làm cho bên BMVN thì mình chú trọng về mảng sức khỏe thôi.

  31. Em chào chị ạ, em vừa đọc qua 2 kỳ tâm lý học mà chị đã soạn thảo và cả thấy rất thích ❤ Do đang ghiền nhưng không có nhiều thời gian để đọc online trên mạng, chị có thể cho phép em post các bài viết về tâm lý học của chị lên wattpad để lưu lại đọc dần khi không có thời gian online được không ạ? Em hứa sẽ ghi nguồn đầy đủ ở mỗi post, mong chị đồng ý và có thể sớm viết thêm một kỳ mới ❤ Em thật sự rất thích những bài về tâm lý học của chị ❤

  32. Em chào chị ạ. Em là nữ và có vấn đề mà em không hiểu mong chị giải đáp giúp em. Em cảm ơn chị nhiều. Sắp tới em sẽ vào lớp 11 và trước đây hồi hè lớp 7 lên lớp 8 em cũng có quen 1 bạn nam nhưng không lâu sau thì chia tay. Trong thời gian quen cũng chỉ có nhắn tin với gọi điện thoại thôi ạ, cũng chưa đc đi chơi riêng lần nào, cái này em nói thật nhé chị. Sau đó thì em cũng thích vài người (lăng nhăng quá) nhưng không quen ai cả. Mọi thứ rất bình thường cho đến hiện tại, em thích 1 anh nhưng em lại nửa muốn quen nửa muôn không quen, có khi em lại thấy thích thú, có khi lại thấy sợ sợ. Mong chị giảp đáp giúp em. Em cảm ơn ạ

    • Chào em,

      Chị không rành về chuyện tình cảm lắm, phạm vi của chị thường xoay quanh các vấn đề về sức khoẻ tâm lý và tâm lý dị thường hơn. Trường hợp của em thì chị chỉ có thể nghĩ rằng do các mối quan hệ trước không bền và không kéo dài, nên đến mối quan hệ này có thể em muốn nghiêm túc vì nghĩ đã tìm được người thích hợp, nhưng lại sợ mình bỏ nhiều công sức tình cảm vào rồi lại không bền như mấy mối quan hệ trước thì sao. Dựa trên thông tin em đưa ra thì chị chỉ có thể nghĩ như vậy. Đương nhiên đây chỉ là suy nghĩ của chị và nó có thể sai.

      Hiện tại thì chị ko nhận tư vấn cũng như trả lời câu hỏi. Lý do thì phiền em kéo lên đầu mục lục để xem. Mong em không phiền nhé.

  33. Em chào chị ạ. Em rất thích ngành Tâm lí học và vẫn theo dõi các bài trên page Tâm lí học tội phạm nhưng gần đây mới thấy blog này của chị. Em rất thích các bài viết của chị ạ. Chị ơi, em có một số vấn đề riêng muốn tham khảo ý kiến của chị nên chị có thể cho em xin email của chị được không ạ? Email của em là uzumakikayami@gmail.com. Em cám ơn chị ạ!

    • Chào bạn, hiện giờ mình đang ôn thi nên ko lên mạng thường được, có khi cả tháng mới lên được một lần. Những bài được đăng đều là những bài dc lên lịch từ cách đó mấy tháng. Nếu có thể phiền bạn đợi sau tháng 1 nhé.

  34. Em mới đọc các bài viết trên page và thấy thích quá :)) do đó nên cũng muốn tìm đọc tiểu thuyết về tâm lý tội phạm ấy, c recommend cho em một vài quyển được không, tác phẩm phương tây ấy? Hôm trước con bạn em có kể rằng nó từng đọc một truyện bên wordpress một chị, chị ấy cũng hay dịch bài về tâm lý lắm, xong vì lí do gì đấy mà xoá wp mất rồi, nó cũng không nhớ tên truyện nên không tìm lại được nữa, mà nghe giới thiệu thấy thích lắm ấy =))) nội dung là về một thanh niên học chuyên ngành tâm lý, thích tìm hiểu vụ án giết người hàng loạt, một ngày bị cuốn vào đó luôn. Nam9 chết rồi nhưng linh hồn xuyên không nhập vào người khác, bản thể hình như bị rối loạn nhân cách phản xã hội hay sao ấy, luôn có những ý nghĩ u ám và ham muốn giết người. Nam9 bị ảnh hưởng và luôn cố gắng chống lại những ảnh hưởng ấy. Lúc đầu khi tỉnh dậy thì a ý ở trong viện tâm thần, sau đó tìm cách chứng minh mình khỏi bệnh rồi để ra ngoài. Rồi sau đó có hợp tác với cảnh sát để truy bắt tội phạm hay sao ấy =))) plot nói chung là vậy, e viết với tâm lý ăn may là nhỡ đâu chị biết
    Không thì c giới thiệu cho em một số tiểu thuyết tâm lý hay được không? vì em cũng đọc khá nhiều về truyện trung, nhật rồi nên muốn đổi gu sang truyện phương tây, với cả ở lĩnh vực này thì phương tây vẫn giỏi hơn về chuyên môn. Em có search thì thấy hầu hết là truyện tập trung vào một vụ án thôi, có quyển nào viết về nhiều vụ không nhỉ? kiểu sci hay tr của lôi mễ ấy
    cảm ơn c nhiều nhé :* :))

    • Hu hu, em ơi chị ko đọc được truyện tâm lý học tội phạm hay những thể loại liên quan. Vì do chị khó tính lắm, thấy lỗ hổng là không chịu được. Chị chỉ xem Sự im lặng của bầy cừu, không biết em/đọc có xem chưa nhưng với chị nó miêu tả khá chính xác về bệnh lý và tâm lý nhân vật. Ngoài ra thì có Silver Lining Play Book cũng miêu tả khá chính xác bệnh lý rối loạn lưỡng cực. Còn lại thì chị ko biết, chị thường đọc nghiên cứu thôi em ạ ;____; nên nó khô khan lắm.

  35. Bạn ơi, có thể cho mình xin email hoặc facebook ko, mình có nhiều thắc mắc về ngành tâm lý học, mình muốn theo học nhưng tham khảo ở nhiều trường tại việt nam thì không thấy có tâm lý học pháp y, tlh tội phạm..v..v.. mình không biết có phải lúc đầu cần học tlh căn bản rồi lên cao mới được chọn hay sao?
    Nếu được, bạn cho mình thông tin để liên lạc nha
    Cảm ơn bạn

  36. Pingback: Antisocial Personality Disorder (Bệnh rối loạn nhân cách và phản xã hội) – Cindy

  37. Pingback: 2. Rối Loạn Đa Nhân Cách (Dissociative Identity Disorder) – Cindy

  38. Pingback: 3: Tâm Thần Phân Liệt (Schizophrenia) – Cindy

  39. Pingback: Series Tâm lý và Bệnh chứng – Cindy

    • Chào bạn,

      Mình không phải là chuyên gia, mình chỉ là học qua vài lớp TLH nên dịch + viết bài để nâng cao nhận thức về những bệnh tưởng chừng như rất bình thường mà lại không bình thường. Còn về mặt chẩn đoán hay tư vấn trị liệu/chuyên sâu thì mình không đủ khả năng.

      Bạn có thể đăng vấn đề của mình trong group kín do BMVN lập, gồm những người có những vấn đề tâm lý chia sẻ với nhau và động viên nhau, trong đó có bác sĩ theo dõi nên sẽ cho nhận xét chính xác hơn nhé.

      https://www.facebook.com/groups/1542209466081640/

  40. Chị ơi, chả là mấy hôm trước em có cải nhau với một con nhỏ cùng lớp về chuyện gay không phải là bệnh, em bảo nó gay là xu hướng tính dục của con người chứ chẳng liên quan gì tới bệnh tật cả thế là nó bảo em xu hướng tính dục nó liên quan đến dây thần kinh con người nên được xem là bệnh, với cả các bác sĩ cũng nói thế. Theo chị thì thế nào ạ? Do cũng không hiểu lắm về xu hướng tính dục của con người nên em cũng chẳng thể cải xa hơn vì sợ càng nói sẽ càng sai ;;v;; Mong chị có thể giúp em về vấn đề này ạ ;;v;;

    • Ahuhu, bận quá nên giờ mới nhớ ra mà trả lời em. Không biết em có còn cần không, nhưng chị vẫn viết ra in case em cần nhé.

      Tất cả hành vi của chúng ta đều liên quan đến não bộ, việc chúng ta thích người nào, thích ăn món gì, thích làm gì đều phần nào có dính dáng đến một số vùng não bộ. Tuy nhiên, không phải cứ liên quan đến não bộ, đến thần kinh đều là bệnh hết (chị vẫn không hiểu lý luận của bạn em).

      Tiêu chuẩn để xác định rối loạn tâm lý là liệu nó có ảnh hưởng đến khả năng làm việc, học tập, hoạt động thường ngày và lẫn các mối quan hệ cá nhân hay ko. Và đương nhiên xu hướng tính dục chả ảnh hưởng gì đến những điều nêu trên cả, do đó nó được loại trừ ra khỏi DSM và coi là bình thường.

      Tất nhiên những cái trên đã được nghiên cứu nhiều rồi mới được quyết định chứ không phải ngắn đâu. Từ DSM III (coi đồng tính là bệnh) qua DSM IV (loại trừ đồng tính) là một quãng thời gian dài tâm 10 năm và trong quãng thời gian ấy, các nghiên cứu của nhà khoa học và sự đấu tranh của nhóm LGBT không ngừng nghỉ mới có thể mang lại kết quả như thế đấy.

  41. Em thật sự rất thích những bài viết của chị. Em đang cuối cấp 3 và cũng muốn học ngành tâm lí học nhưng em thấy ngành này khó xin việc :((

  42. Hi, mình đang quan tâm vấn đề này. Những bài viết trên là bài nguyên cứu à? Gần đây mình muốn làm research về topic tương tự với những người mình thấy sự khác biệt (có thể hơi kì quái và ít nói xem có một sự liên quan nào giữa bề ngoài và lối suy nghĩ bên trong họ không?
    Mình thì có quan tâm nhiều đến các hội chứng ảnh hưởng đến nhân cách và giới tính nhưng nhiều khi không thể đi theo hướng học tâm lí được. Mong là có thể học được từ bạn và các bài viết. =))) cảm ơn vì đã chia sẽ những điều này.

    • Các về viết này bản chất là tổng hợp thì đúng hơn. Mình tìm tư liệu ở các nguồn uy tín, dịch và edit lại nên có thể đảm bảo thông tin trong bài là khách quan và up-to-date nhất.
      Cảm ơn vì bạn thích bài viết của mình

  43. Chào Chị ạ, em tình cờ search tâm lí học trên mạng ấy, rồi lại vào ngay blog này. Mấy bài viết của chị thú vị lắm luôn, làm em ngưỡng mộ quá trời. Em có thể hỏi về 2 khoá học tâm lí chị học bên Mỹ với lại tên trường cùng thông tin không ạ. Em muốn học sâu về ngành này nhưng không rõ lắm ạ. Cho em được làm quen với chị nhé. Cám ơn chị vì đã đọc comment của em ạ. Một ngày tốt lành nha chị^^

  44. bạn ơi . bạn có bản dịch dsm-v tiếng việt ko . mình thích tâm lý học nhưng mà dốt tiếng anh mà sách dsm là tiếng anh . mà cái trang web bạn làm thế nào thế . bạn học cả thiết kế web hả ?

    • à mà mình là một psychopath . sách gối đầu của mình là tiểu thuyết của Lôi Mế . 1 bộ tiểu thuyết kinh điển về serial killers . ngoài ra còn có 7 câu hỏi siêu quái dị và mình trả lời được gần hết :v . và trên con đường đi tìm tài liệu về TLH toi pham mình đã tìm thấy bạn :v

  45. chị ơi, không biết chị có thể viết một bài về rối loạn nhân cách ranh giới không ạ? em thật sự rất muốn tìm hiểu về bệnh này, nếu có thể chị hãy viết một bài về bệnh này nhé.

    em cảm ơn ạ :>

  46. cho mình xin link tải mới cậu T_T cho mình đọc cho tiện chứ cắm mặt vào máy má chửi ntin zai miết k hà

Leave a reply to Hải Đường Tĩnh Nguyệt Cancel reply