34

Q&A-Bạn Muốn Hỏi Gì?

Bây giờ mình mới có thời gian xem hết những comment từ hồi tháng 2 đến giờ (thời gian đó bận ôn thi và tìm trường. Trong số đó có những câu hỏi mình trả lời rất nhiều lần rồi. Thế nên bây giờ mình lập ra bài này để thu gom các câu hỏi mà các bạn hỏi mình lại một chỗ để sau này ai có cùng câu hỏi thì có thể tìm xem. Bạn nào có câu hỏi gì thì cứ com ở đây, mình sẽ trả lời thẳng và edit bài để post câu hỏi của bạn lên, nếu nó không trùng với những câu hỏi khác.

6

[Sách] Tâm Lý Học Dị Thường (Xuất Bản 20/6/2017)

Hơn một năm trước mình cùng với nhóm BMVN nhận được lời mời cộng tác từ nhóm EZPsychology viết về tâm lý học dị thường. Qua một khoảng thời gian dài  tìm hiểu, tổng hợp, viết, dịch và biên tập, đội ngũ các admin Beautiful Mind VN đã hoàn thành nội dung cuốn sách. Đây là lần đầu tiên mình tham gia vào dự án lớn như thế nên khi nhận được tin sách sắp xuất bản mà mừng gần khóc luôn ấy. Cảm xúc vừa tự hào, vừa hạnh phúc vừa lo lắng lại hơi hơi sợ do mới viết lần đầu và cũng còn lạ lẫm với các thuật ngữ trong tiếng Việt (do chưa được thống nhất hoàn toàn), vì vậy cuốn sách có thể gặp phải những sai sót không tránh khỏi. Mong các bạn rộng lòng bỏ qua những sai sót ấy.

Mình và nhóm BMVN viết sách này với mong muốn đưa kiến thức tâm lý học dị thường đến gần với mọi người hơn và khiến những người đang mắc rối loạn tâm lý nhận ra họ không có một mình và luôn có những cách, những sự giúp đỡ có thể đưa họ trở lại cuộc sống bình thường. Vì thế cho nên các bạn có thể thấy là sách song ngữ nhưng giá khá “mềm” vì mình, nhóm BMVN cả nhóm EZPsych không nhận một đồng nhuận bút nào cả. Tất cả chi phí từ việc bán sách đều dùng để trả chi phí in ấn, xin giấy phép, xuất bản v…v. Nếu thiếu nhóm EZpsych còn phải bù vô nữa. Thế nên mong các bạn ủng hộ cho nhóm nhé. Continue reading

122

Nam Khang Bạch Khởi – Tương Giang vẫn chảy, nỗi đau vẫn còn.

Hôm kia, tôi tình cờ ghé qua nhà Bạch Nhật Mộng. Tôi nghe tiếng cô trong làng editor đam mỹ đã lâu, nhưng tôi chưa bao giờ ghé đọc, hôm kia tâm trạng buồn buồn nên muốn tìm một câu chuyện nhẹ nhàng nào đó để mà đọc, mà ngẫm. Duyên cớ sao, câu chuyện đầu tiên mà tôi đọc trong nhà cô, lại chính là tùy bút “Em sẽ đợi anh đến năm ba mươi lăm tuổi” của anh, Nam Khang, để rồi tôi lại không thể ngăn mình rơi lệ. Một đoản văn, ngắn thôi, nhưng gói trọn cả tâm tư, nỗi day dứt, cô độc, xót xa của một người, khiến tôi, dù đã đọc đi đọc lại bao lần, nhưng vẫn không tránh khỏi nỗi đau anh gửi qua từng câu từng chữ. Nhẹ nhàng thôi, nhưng sắc biết bao, càng cứa, càng đau.

Continue reading

3

Sổ Tay Phòng Chống Tự Tử

Mấy nay lặn là để làm cái này đây XD~. Đáng lẽ đăng lên hôm sau Tết tây mà quên mất. ;___; Sorry mọi người.

bmvn

Đây là phiên bản đầu tiên và sẽ được chỉnh sửa/cập nhật trong tương lai.

Các bạn truy cập link dưới đây để tải booklet:
– Bản rút gọn (2MB) thích hợp cho những bạn đọc trên tablet hoặc điện thoại: https://goo.gl/NuzQjE
– Bản đẹp (9MB) thích hợp cho những bạn muốn in ấn: https://goo.gl/tXjPHY

Lưu ý: Các booklet này tuy được phát miễn phí nhưng TUYỆT ĐỐI không được copy hay chỉnh sửa khi chưa có sự cho phép của các tác giả cũng như in ra để bán với mục đích thương mại.

Chúc mọi người cuối tuần vui vẻ.

3

Thần Tiên – Chương 9

Dạo này bận dịch bài và lên các dự án ở BMVN mà bỏ bê edit truyện qu, *đập đầu vào gối*. Tháng 5 này mình về VN chơi nè, tính chơi lớn, tổ chức workshop về trầm cảm ở HN lẫn SG luôn. Ở đây có ai hứng thú không?

.

.

Chương 9: Lại Tới Thăm

Edit: Hải Đường Tĩnh Nguyệt

.

Cái nhìn của người tu chân đối với sinh tử thật ra rất lạnh nhạt.

Cũng giống như chuyện linh hỏa điểu của La Đạo Tri há mồm xả tức một cái, không cẩn thận thiêu chết đệ tử ngoại môn, đương nhiên nguyên nhân chuyện này là có phần La Đạo Tri quản lý tọa kỵ không tốt. Nhưng mà, trong mắt người tu chân thì chuyện này chẳng đáng là gì, cũng không thể coi thành chuyện được.

Tại giới Tu Chân, mỗi thời mỗi khắc đều có người chết vì đủ loại nguyên nhân.

Chuyện này có tính là gì chứ.

Nếu đi lên con đường tu chân, muốn thành tiên, muốn trường sinh, thì phải có giác ngộ cá lớn nuốt cá bé, tùy lúc tùy nơi đều có thể chết.

Nhận thức đối với sinh mệnh không giống nhau, có lẽ chính là khác biệt căn bản nhất giữa tiên cùng phàm.

Thí dụ như La Thủy Tiên, hắn đối với Ngô Tri Thú tận hết trách nhiệm dạy dỗ của một người thầy, cũng đốc xúc Ngô Tri Thú tu luyện. Nhưng mà, Ngô Tri Thú ở trong phòng tĩnh tọa ba tháng không động tĩnh gì, La Thủy Tiên ngay cả mí mắt cũng không thèm chớp một cái. Continue reading

1

Luyện Tập Sơ Cứu Cảm Xúc

Từ khi còn bé, chúng ta đã được dạy cách chăm sóc cơ thể, như đánh răng mỗi buổi sáng, xức thuốc sát trùng vào vết thương và dùng băng cá nhân bao lấy vết thương lại để tránh nhiễm trùng. Chúng ta dành thời gian mỗi ngày để chăm sóc răng miệng hơn là chăm sóc tâm lý. Chúng ta đều biết cách giữ gìn sức khoẻ thể chất, nhưng hầu hết chúng ta lại không biết cách giữ gìn sức khoẻ tâm lý. Dường như trong chúng ta, sức khoẻ thể chất quan trọng hơn rất nhiều so với sức khoẻ tâm lý.

Chúng ta không thể tách rời sức khoẻ thể chất và sức khoẻ tâm lý. Cơ thể chúng ta là một chỉnh thể liên kết với nhau. Những chấn thương tâm lý sẽ có ảnh hưởng nhất định lên sức khoẻ thể chất dẫn đến các bệnh về đường tiêu hoá, tim mạch…Ngược lại, các bệnh thể chất cũng ảnh hưởng đến sức khoẻ tâm lý không kém. Những người mắc ung thư cũng có nguy cơ mắc trầm cảm cao.

Những vết thương tâm lý xảy ra thường xuyên hơn chúng ta tưởng. Những vết thương như thất bại, từ chối, cô đơn (loneliness)…ảnh hưởng rất nhiều lên tâm lý và sẽ càng tệ hơn nếu chúng ta lờ đi chúng. Chúng làm ảnh hưởng và thay đổi cuộc sống của chúng ta theo nhiều cách. Cô đơn lâu dài có thể dẫn đến trầm cảm. Thất bại hay từ chối, nếu không được xử lý kịp thời và đúng cách có thể khiến chúng ta dần mất đi lòng tự tôn (self-esteem), mất đi sự tự tin ở chính bản thân mình và dẫn đến hàng loạt hệ luỵ sau này. Continue reading

0

Calm Harm- App giảm tự hại

Tự tổn thương bản thân có thể là một cách để đối phó với những vấn đề. Nó có thể giúp bạn miêu tả cảm xúc của bản thân mà bạn không thể nào nói thành lời được, phân tán sự chú ý của bạn khỏi cuộc sống, hoặc giải thoát nỗi đau cảm xúc. Sau đó bạn có thể sẽ cảm thấy khá hơn – ít nhất là trong một khoảng thời gian ngắn. Nhưng khi cảm giác đau đớn ấy trở lại, bạn cảm thấy bị thôi thúc phải tổn thương bản thân lần nữa.

Hành vi này có thể là triệu chứng của nhiều chứng bệnh tâm lý có trong DSM-5 như rối loạn ranh giới, đặc biệt là những bệnh có liên quan đến việc lạm dụng thuốc, chất kích thích, rối loạn ăn uống, trầm cảm hoặc rối loạn căng thẳng hậu chấn thương tâm lý. Hiện nay có khoảng 4% dân số báo cáo rằng họ đã và đang có những hành vi tự làm tổn thương bản thân và nhiều người trong số họ không có đủ cơ sở để được chẩn đoán bệnh.

Nếu bạn muốn dừng việc tự cắt hay tự tổn thương bản thân nhưng không biết làm thế nào, hãy nhớ lấy điều này: Bạn xứng đáng có được điều tốt hơn, cảm giác tốt hơn và bạn có thể đạt được điều đó mà không cần phải tổn thương bản thân.

Có một số cách để ngưng tự cắt. Hôm nay BMVN xin giới thiệu với các bạn một app ma bọn mình thấy rất có ích. Calm harm là một app giúp cung cấp những bài tập nhỏ giúp bạn sao lãng đi thôi thúc muốn tự cắt. Các review về nó khá tích cực, set up dễ thương, và bài tập đơn giản. Mặc dù tập trung về giảm thiểu tự cắt, nhưng một số review còn bảo nó có thể giúp với rối loạn hoảng sợ (panic attacks), rối loạn lo âu và cả trầm cảm. Các bạn hãy thử download về dùng xem sao nhé!calm harm

2

Khi Chiếc Hộp Pandora Trống Rỗng

*Hơi trễ nhưng chúc các bạn có một Giáng Sinh vui vẻ. Hy vọng năm 2018 tràn đầy niềm vui và may mắn nhé.

Cảnh báo: Bài viết có nhắc đến một số chủ đề nhạy cảm như tự sát và các chứng rối loạn tâm lý. Cần cân nhắc trước khi đọc. Mình không lên án hay lãng mạn hóa trầm cảm hoặc tự tử.
.
.
Trong thần thoại Hy Lạp, thần Zeus đã ra lệnh cho thần thợ rèn Hephaestus tạo ra nàng Pandora, người phụ nữ đầu tiên trên trái đất. Khi đưa nàng xuống trần, thần Zeus đã cho Pandora một cái hộp và dặn nàng đừng bao giờ mở nó ra. Một ngày nọ, do không nhịn được tính tò mò nên Pandora đã mở hộp ra. Và từ trong hộp, chết chóc, dịch bệnh, đói kém… và hàng loạt thứ xấu xa khác được giải phóng và tàn phá loài người. Pandora quá sợ hãi nên đã vội đóng hộp nên thứ dưới đáy hộp không kịp thoát ra, đó là hy vọng. Hy vọng ở lại, giúp loài người vượt qua những thứ xấu xa mà Pandora đã vô tình giải phóng.

Nhưng nếu ngay cả hy vọng không còn ở trong cái hộp thì sao?

Đối với những người mắc rối loạn tâm lý và có suy nghĩ tự tử, họ giống như đang giữ một chiếc hộp Pandora trống rỗng, không còn hy vọng để giúp họ vượt qua những thứ khủng khiếp ngoài kia.

Nhận thức của chúng ta cấu thành từ sinh học (các giác quan, các cơ chế sinh hoá trong cơ thể phân tích thông tin từ môi trường), từ xã hội (những chuẩn mực quy tắc, môi trường mà chúng ta sinh sống) và cả từ tâm lý. Nó tạo thành một cái bong bóng bao lấy chúng ta, hình thành một phạm vi nhận thức, một “thế giới” của chúng ta. Và phạm vi nhận thức có khả năng co giãn lạ thường dựa trên sự thay đổi của những yếu tố bên trên. Có bao nhiêu thứ bạn đã từng tin là thật nhưng rồi hoá ra lại là sai lầm?

Hãy nghĩ về một lỗi lầm mà bạn mắc phải. Bạn buồn, bạn tự trách mình, bạn nghĩ giá như mình làm khác đi thì sẽ như thế nào, và rồi bạn sẽ coi đó như là một bài học và tiếp tục bước tới. Nhưng, hãy thử tưởng tượng bạn bị kẹt trong mãi ở đấy, kẹt trong sự tự trách và cả giá như. Đó là nhận thức của người mắc rối loạn tâm lý và muốn tự tử. Nhận thức của họ lúc ấy dần dần bị thu hẹp lại, hy vọng bị siết chặt và sụp đổ.

Hầu hết các vụ tự tử đều có động lực đến từ cơn lũ cảm xúc mạnh mẽ, không lý trí, không cân đo ưu nhược điểm. Họ chỉ muốn thoát khỏi cơn đau không thể nào chịu nổi nữa. Mà cơn đau này lại bắt nguồn từ những thất vọng về các nhu cầu tâm lý, mà trong đó, quan trọng nhất là nhu cầu được kết nối và chứng tỏ năng lực. Những người nhận thấy rằng họ thất bại ở hai khía cạnh này thường trải nghiệm những trạng thái tiêu cực mãnh liệt, ví dụ như nhục nhã, tội lỗi, giận dữ và đau buồn. Và như đã nói trên, nhận thức của họ bị thu hẹp lại và chỉ tập trung vào những cảm xúc tiêu cực ấy. Họ có tầm nhìn trong đường hầm (tunnel vision), tựa như bạn nhìn qua một cái ống hẹp và chỉ nhìn thấy một điểm sáng duy nhất ở đầu kia, thay vì một khung cảnh rộng lớn. Và với những người có ý định tự tử thì điểm sáng ấy lại là cái chết.

suicide

Ảnh: Gary Waters/Ikon Images/Getty Images

Mong muốn được chết có quan hệ mật thiết với sự tách ly xã hội và niềm tin rằng mình đã trở thành gánh nặng với người khác. Cảm xúc thường thấy nhất ở các vụ tự tử là tuyệt vọng và bơ vơ. Cảm giác tuyệt vọng và cô độc xâm chiếm khiến người đó có cái nhìn tiêu cực về tương lai và họ tin rằng không có gì có thể giúp họ cải thiện tình hình, và không ai có thể giúp cả.
Mặc dù mong muốn được chết, thế nhưng những người có ý định tự tử thường cảm thấy mâu thuẫn với suy nghĩ này. Họ đồng thời mong ước bản thân có thể tìm một cách khác để giải quyết vấn đề. Thế nhưng, bong bóng nhận thức bị siết chặt khiến họ không thể nào tìm được giải pháp khác. Họ tin rằng, chiếc hộp Pandora của họ trống rỗng.

Có lý do sinh học nào giải thích cho tự tử hay không? Câu trả lời là có. Các nghiên cứu về mối quan hệ giữa các chất dẫn truyền thần kinh và tự tử tập trung chủ yếu vào sự giảm thiểu lượng serotonin trong não bộ. Khó khăn trong việc điều chỉnh hệ thống serotonin được tìm thấy giữa những người từng cố gắng tự tử. Các nghiên cứu về sinh đôi và nhận nuôi cho thấy các yếu tố di truyền cũng đóng vai trò quan trọng không kém. Genes góp phần làm tăng nguy cơ tự tử bằng cách gián tiếp tăng khả năng mắc rối loạn tâm lý, ví dụ như trầm cảm, tâm thần phân liệt hay lạm dụng chất. Đồng thời, genes cũng có liên quan đến nhiều hệ thống chất dẫn truyền thần kinh, và cả điều độ sức ảnh hưởng của các yếu tố môi trường tới hành vi tự tử, ví dụ như những sự kiện áp lực trong cuộc sống, bạo hành thuở nhỏ…

Bạn sẽ làm gì hay sẽ nói gì khi người thân hay bạn bè của bạn có ý định tự tử? Thật ra những gì bạn nói có thể không quan trọng bằng việc bạn lắng nghe. Lắng nghe để hiểu được. Đừng tranh cãi, và cũng đừng đổ lỗi. Họ đang nói về những suy nghĩ và cảm xúc của mình, điều này không có gì sai cả. Chỉ đơn giản bằng việc lắng nghe, bạn có thể là niềm hy vọng trong chiếc hộp Pandora trống rỗng ấy của họ. Nếu bạn nghi ngờ người ấy có ý định tự tử, thì hãy hỏi thẳng họ. Bạn không gieo vào đầu những người có ý định tự tử những ý nghĩ tuyệt vọng bằng cách nói về việc tự vẫn. Điều ngược lại mới đúng – nhắc đến chủ đề tự sát và bàn luận về nó một cách cởi mở có thể là bước ngoặc thay đổi cuộc đời họ.

—–

Mình không ủng hộ, cũng không lên án hành vi tự tử. Đương nhiên, mình mong muốn nếu có thể thì những người tự tử hãy nán lại thêm chút thôi, cho bản thân mình thêm cơ hội. Nhưng mình cũng hiểu được cảm giác tuyệt vọng khi cảm thấy bản thân rơi mãi trong hố sâu không lối thoát đó như thế nào. Thế cho nên mình cũng không trách người tự tử hay cho đó là tội ác. Sống trong chăn mới biết chăn có rận. Mình không sống cho đời của người khác nên không thể hiểu được họ đã trải qua những gì. Người đã đi rồi, có trách móc cũng chẳng làm ai hạnh phúc hơn. Nếu có thể, nguyện cầu họ tìm được an yên mà họ muốn.

Tự tử là một hành động phức tạp với nhiều yếu tố như tâm lý, sinh lý, môi trường cấu thành, mà dù có giải thích như thế nào cũng dường như không đủ. Hy vọng rằng bài viết này các bạn ít nhiều hiểu được tâm lý và suy nghĩ của người muốn tự tử. Để tìm hiểu thêm về những dấu hiệu và cách phòng chóng tự tử, các bạn có thể đọc theo link dưới đây:

https://beautifulmindvn.com/…/phong-chong-tu-sat-lam-the-n…/

Viết: Hải Đường Tĩnh Nguyệt
Tham khảo: Abnormal Psychology by Oltmanns and Emery
Ted talk: The bridge between suicide and life by Kevin Briggs

 

3

Hãy Bình Chọn Cho Beautiful Mind VN ở WeChoice Award Nào!

Sau bao ngày chăm chỉ làm việc thì công sức của nhóm BMVN đã được đón nhận. Bọn mình lọt vào top 5 Nhóm có ảnh hưởng tích cực tới cộng đồng của Wechoice. Vòng bình chọn lần 2 đã mở. Các bạn có thể click vào link dưới đây để bình chọn lần 2 nếu cảm thấy hoạt động BMVN có ích nhé.

Cám ơn mọi người đã luôn ủng hộ và động viên BMVN. Đây là động lực rất lớn để nhóm tiếp tục công việc.

Các bạn hãy vote nhiệt tình vào nhé! He he

3

Sổ Tay Rối Loạn Trầm Cảm

*Mình muốn xả một tý trước, ai không muốn đọc thì kéo xuống dưới down sách về.

.

.

.

 

Mấy ngày nay rơi vào giai đoạn trầm cảm nặng nề. Giờ mới ngóc lên được mà share cái này cho các bạn. Từ chủ nhật tuần rồi, mỗi đêm mình chỉ ngủ dc 4 tiếng, cơ đau nhức, mệt mỏi vã rời và cực kỳ trống rỗng.

Mình thực sự chưa bao giờ nghe nhạc của SHINee hay của J.H. Nhưng đọc tin anh qua đời, mình xót cực kỳ, mà mỗi lần nhắc đến nước mắt mình muốn rơi. Mình xót là vì trầm cảm lại lấy đi một sinh mạng nữa. Mình xót là vì thấy được trầm cảm đã hủy hoại nhận thức của một người như thế nào mà ngay khi có cả những thành công trước mắt, anh ấy vẫn cảm thấy bản thân không tài năng và không được công nhận. Mình xót là vì đó có thể là mình trong tương lai, khi mình đã từng đến rất gần cái chết và điều duy nhất níu kéo mình lại là vì mình không muốn ba mẹ mình hay bạn trai mình cảm thấy tội lỗi vì họ làm chưa đủ tốt, hay họ không giữ được mình.

Cứ mỗi lần đọc tin về ai đó ra đi trong cuộc chiến với trầm cảm, mình lại mất đi hy vọng.

Mình biết rằng mình sẽ ổn thôi, vì đây không phải là lần đầu tiên. Nhưng cái cảm giác tuyệt vọng, trống rỗng, mệt mỏi và mất phương hướng này thật là chết tiệt mà.

.

.

Mình bỏ rất nhiều công sức vào cuốn sổ tay này, hy vọng những bạn nào nghĩ rằng mình có thể mắc bệnh thì hãy đi khám, đừng thờ ơ nhé. Hãy đưa cho bạn bè, cho người thân đọc, nếu bạn nghĩ họ cần nó. Đừng để trầm cảm lấy đi thêm một người nữa, mình thật không thể chịu nổi đâu.

Các bạn truy cập link dưới đây để tải booklet:
– Bản rút gọn (1MB) thích hợp cho những bạn đọc trên tablet hoặc điện thoại: https://goo.gl/L14YrE
– Bản đẹp (9MB) thích hợp cho những bạn muốn in ấn: https://goo.gl/dRGZzw

Lưu ý: Các booklet này tuy được phát miễn phí nhưng TUYỆT ĐỐI không được copy hay chỉnh sửa khi chưa có sự cho phép của các tác giả cũng như in ra để bán với mục đích thương mại.

0

To My Future Self – Cho Tôi Của Tương Lai

Bạn muốn mình là người như thế nào trong ba năm nữa, năm năm nữa, hay mười năm nữa? Hãy viết ra những dự định, mong muốn hay những lời bạn muốn gửi đến bản thân sau này. In nó ra, bỏ vào một phong bì, dán lại và ghi ngày bạn sẽ mở nó ra, hay giữ nó trong hòm thư nháp trong email của bạn. Hoặc có thể lên trang web lettertomyfutureself.net để gửi email đến bản thân sau này. Để đến thời điểm đó bạn mở ra và xem rằng mình đã thay đổi bao nhiêu và hoàn thành được những gì. Hoặc những lúc bạn gặp khó khăn trắc trở thì cũng có thể mở nó ra và đọc những lời bạn-lúc-ấy động viên bản thân bạn-lúc-này. Nó sẽ là một trải nghiệm thú vị đấy.

allef-vinicius-235927.jpg

Hình: Allef Vinicus

Continue reading

17

Booklet Về Các Rối Loạn Tâm Lý

Mấy nay trốn edit để làm mấy cái booklet cho page của BMVN. Những cuốn sổ tay này sẽ tập hợp các kiến thức cơ bản về những dạng rối loạn và gợi ý những phương pháp bạn có thể dùng để ngăn ngừa, phòng chống hay đối phó với những dạng rối loạn ấy.

Hiện tại thì mới có booklet về rối loạn lo âu do mình và Khánh Linh (founder của BMVN) làm, và về rối loạn căng thẳng sau sang chấn (PTSD) do chị Hương bên EZpsych làm và bên mình edit.

Sắp tới sẽ có booklet về trầm cảm do mình làm. Thật ra đã làm xong rồi, nhưng cần minh họa nên mấy ngày tới mới đăng. Sau đó là cuốn về tự tử, mình cũng sẽ làm luôn.

Thêm một tin vui nho nhỏ nữa là hai chi nhánh của nhà xuất bản Kim Đồng vừa liên lạc với mình và BMVN để đặt viết sách về rối loạn tâm lý, một cuốn theo kiểu tản văn, một cuốn sẽ theo kiểu booklet như thế này. Mình rất là vui luôn đó!!! Kiểu như công sức bấy lâu đã dần dần được đền đáp.

Mình cũng bắt đầu tập thể dục. Chả là hè năm sau mình tính về VN thăm gia đình, xả hơi trước khi chui đầu vào chảo luộc (bắt đầu y) và mình cũng định tổ chức workshop luôn. Mà hè VN thì phải đi biển roài, cho nên tập thể dục để cái bụng mỡ nhỏ nhỏ lại tý. Ha ha

Dài dòng lâu roài. Đây là link để các bạn download booklet nè:
Rối loạn Lo Âu:

– Bản rút gọn (1MB) thích hợp cho những bạn đọc trên tablet hoặc điện thoại: https://goo.gl/2cwy1V
– Bản đẹp (11MB) thích hợp cho những bạn muốn in ấn: https://goo.gl/vryJh4

Rối Loạn Căng Thẳng Sau Sang Chấn (PTSD)

– Bản rút gọn (1MB) thích hợp cho những bạn đọc trên tablet hoặc điện thoại: https://goo.gl/sFTnhd
– Bản đẹp (11MB) thích hợp cho những bạn muốn in ấn: https://goo.gl/nBLwgp

Lưu ý: Các booklet này tuy được phát miễn phí nhưng TUYỆT ĐỐI không được copy hay chỉnh sửa khi chưa có sự cho phép của các tác giả cũng như in ra để bán với mục đích thương mại.

 

 

3

Thần Tiên: Chương 8

*Đang bắt đầu học tiếng Trung, mục tiêu là có một ngày đọc truyện ko dùng QT 😦

Chương 8: Nhập Môn
Edit/Beta: Hải Đường Tĩnh Nguyệt

.

.

Ngồi ở trên đệm hương bồ không thể động đậy, Ngô Tri Thú nhớ tới rất nhiều chuyện cũ.

Năm đó La Mộng Tiên thả cậu tới linh trang, Ngô Tri Thú còn bọc trong tả lót, không thể để cậu tự sinh tự diệt, liền giao Ngô Tri Thú cho một đệ tử ngoại môn tu vi thấp ở nơi đó. Người nọ cũng họ La, xuất thân từ một nhánh nhỏ trong La thị, bởi vì tư chất thấp, vẫn luôn quanh quẩn tại luyện khí tầng hai không tiến, vì vậy người trong linh trang đều gọi lão là La lão nhị.

Dần dà, cũng quên mất luôn tên thật của người này.

La lão nhị xuất thân từ nhánh nhỏ của La thị, lại nói tiếp, tư chất linh căn của lão còn tốt hơn so với Ngô Tri Thú một chút, là tứ linh căn. Tư chất Ngô Tri Thú như vậy, La Mộng Tiên vẫn chưa để cậu nhận tổ quy tông, giao cho La lão nhị nuôi nấng, nhưng mà vẫn cho Ngô Tri Thú một miếng cơm ăn, không đến mức để cậu đói chết. Continue reading